

Tại lễ ký kết đào tạo liên thông giữa Vidocat và RMUTK (Thái Lan).
Trường Cao đẳng (CĐ) Viễn Đông (Vidocat) thành lập theo Quyết định số 321 của Bộ GD-ĐT ngày 17-1-2007 với chức năng đào tạo (ĐT) và bồi dưỡng cán bộ có trình độ CĐ và thấp hơn cho các ngành công nghệ (CN): cơ khí; cơ điện tử; điện-điện tử; ô tô; thông tin; điện tử viễn thông; khuôn mẫu, quản trị kinh doanh; kế toán, nhằm cung cấp chuyên viên kỹ thuật, cán bộ quản trị cho các khu CN cao, khu chế xuất ở TPHCM và các tỉnh lân cận. Đồng thời, SV có thể học liên thông lên ĐH ở trong và ngoài nước…
Trong chương trình hợp tác ĐT liên thông giữa VIDOCAT và ĐH Công nghệ quốc tế Rajiamangala Krungthep, Thái Lan (RMUTK), SV tốt nghiệp chương trình cử nhân CĐ 3 năm ở VIDOCAT (các ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh quốc tế, Marketting, Hệ thống thông tin trong quản lý) nếu có nhu cầu sẽ được chuyển tiếp sang RMUTK học năm thừ tư để nhận bằng cử nhân chương trình đào tạo quốc tế 4 năm. Ngoài ra, hàng năm, RMUTK cũng nhận tối đa 10 SV chuyển tiếp sang RMUTK học từ năm thứ nhất dựa vào bảng điểm của VIDOCAT. (Học phí một năm học ở RMUTK là 40.000 baht - tương đương 1.200USD). |
Vidocat chọn lọc nội dung, kiến thức đào tạo SV CĐ thực hành theo các tiêu chí: năng lực tư duy hiện đại; thực hành thành thạo. Đồng thời, ĐT tiếng Anh (hoặc tiếng Hoa) để sau khi tốt nghiệp CĐ, SV có đủ trình độ để học chuyển tiếp tại các ĐH chuyên ngành ở Trung Quốc, Ailen, Đài Loan, Thái Lan….
Vidocat có nhiều mặt mạnh riêng, như: áp dụng CN mới vào quản lý và ĐT. Dù mới thành lập, nhưng trường đã mạnh dạn đề đạt Bộ GD-ĐT chuẩn hóa trình độ tiếng Anh và tin học, khi SV ra trường phải có điểm TOEFL 450-500, sử dụng thành thạo Windows Vista 2007). Ngoài ra, bên cạnh việc tuân thủ chương trình khung của Bộ, trường áp dụng và thường xuyên cập nhật các giáo trình, sách tham khảo mới đang được giảng dạy tại các ĐH hàng đầu của Mỹ.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn, được chọn lọc từ các trường ĐH nổi tiếng và danh sách được công khai. Vidocat cũng liên hệ với các doanh nghiệp cho SV thực hành ngay giữa khóa học và hợp tác với ĐH nước ngoài (Thái Lan). SV được học theo tín chỉ đối với hệ CĐ; được liên thông lên các ĐH: ĐH Kinh tế TPHCM; ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Thủ Đức; ĐH CN TPHCM; Học viện CN Bưu chính Viễn thông… SV cũng được tư vấn suốt khóa học về việc chọn ngành, nghề, và trường áp dụng học theo buổi (sáng, chiều, tối) tùy theo số lượng HS đăng ký.
Với tiêu chí gắn hoạt động ĐT với NCKH và lao động sản xuất (SX), lãnh đạo Vidocat cho biết đang phấn đấu xây dựng trường thành địa chỉ thích hợp cho việc triển khai các đề tài nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, CN SX theo hướng hiện đại hóa. Đồng thời, xây dựng các xưởng kết hợp thực tập với SX như xưởng: cơ- điện, sửa chữa ô tô, chế tạo khuôn mẫu, đồ dùng dạy học…
Những năm đầu, với các chuyên ngành trên, dự kiến hàng năm trường tuyển 1.000-1.500 SV-HS (đã có bằng tốt nghiệp tú tài hay tương đương). Ưu tiên cho thí sinh đã có bằng trung học chuyên nghiệp cùng ngành (nếu điểm tốt nghiệp cao) và được bớt một số phần học thực hành, và ưu tiên cho bộ đội đã hoàn thành NVQS có bằng tốt nghiệp PTTH. Bên cạnh phương pháp giảng dạy hiện đại, sử dụng các thiết bị hỗ trợ như projector, multimedia, giáo trình điện tử, điển cứu (case study), team work,... các giáo trình chuyên sâu và khóa luận tốt nghiệp cũng cập nhật kịp thời các vấn đề khoa học, CN hiện hữu (hoặc sẽ diễn ra trong tương lai gần của nền SX nước ta), sao cho SV-HS khi ra trường sẽ là những cán bộ KHKT có khả năng phát triển lâu dài.
Do là trường CĐ nên vấn đề thực hành được đặc biệt quan tâm. Tỷ lệ giờ thực hành/lý thuyết là 4/6. Nhà trường tạo nhiều cơ sở và quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, công trường, doanh nghiệp, những nơi có CN mới (đặc biệt là khu CN cao TPHCM) để SV đến thí nghiệm, thực tập. Có nhiều biện pháp để SV tiếp cận với khoa học và SX như tham quan, tham gia các đề tài NCKH, dự các buổi thuyết trình, hội thảo. Môn quản trị doanh nghiệp được đặc biệt coi trọng với việc cập nhật thực tế và sự nhạy bén linh hoạt của cơ chế thị trường. Đồng thời, bên cạnh văn hóa và chuyên môn, Vidocat cũng chú trọng đào tạo các môn nhân văn, nhằm giúp SV có tình yêu Tổ quốc, năng động, có đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết về xã hội…
Có thể nói, đây là một mô hình kết hợp chặt chẽ giữa ĐT, NCKH và SX; giữa ĐT và sử dụng. Trường cũng rất coi trọng công tác hợp tác quốc tế và coi đây là đòn bẩy cho sự phát triển, để sớm hòa nhập và vươn tới đạt chuẩn các trường tiên tiến trong khu vực.
Năm học 2007-2008, Trường Vidocat nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng đến ngày 30-9 (đăng ký qua mạng: www.vido.edu.vn). Trường tuyển 500 chỉ tiêu hệ CĐ chính quy và 1.000 HS hệ trung cấp chuyên nghiệp. |
Thanh Mai