Mô hình đào tạo A.S.K:

Kết nối nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

“Hành trang” thực tập: giấy giới thiệu
Kết nối nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

“Hành trang” thực tập: giấy giới thiệu

Kết nối nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp ảnh 1

Sinh viên Khoa QTKD Trường ĐH Kinh tế TPHCM thực tập về quy trình, biểu mẫu tại một doanh nghiệp.

Hàng năm, khi sắp tới đợt thực tập (TT), hầu hết  sinh viên (SV) năm cuối của các trường đại học (ĐH), cao đẳng đều hoang mang: không biết TT ở đâu, TT ra sao; thậm chí, không biết sẽ làm gì sau khi ra trường. Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty kềm Nghĩa, kể: “Nhiều SV đến công ty chúng tôi TT nhưng chỉ đưa ra duy nhất giấy giới thiệu của trường (chưa điền tên đơn vị TT, vì… chưa biết - khi có đơn vị tiếp nhận TT thì mới có tên để điền vào). SV không hề có chương trình, nội dung, kế hoạch TT”.

Dù rất muốn hỗ trợ và sử dụng SV TT như một nhân viên thực thụ, nhưng chúng tôi cũng không biết phải “làm gì” với các bạn trẻ này..!”. Thầy Ngô Quang Huân - Phó trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh (QTKD) Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng trăn trở: “Ở nhiều SV TT, khả năng  ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc còn thấp; chưa có thái độ làm việc chuyên nghiệp; chưa có định hướng học tập, phát triển nghề nghiệp đúng. Phần lớn  SV mới ra trường đều “làm cực” cho các doanh nghiệp - DN (DN phải đào tạo lại nhân sự mới từ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm). Chỉ có khoảng 5% SV mới ra trường tìm được mức lương khởi điểm 500 USD/tháng”…

Thái độ - kỹ năng - kiến thức: đòi hỏi tất yếu ở nguồn nhân lực cao

Để tạo sự kết nối giữa nhà trường (NT) - SV và DN, thực hiện mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, từng bước xóa “khoảng cách” giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, khoa QTKD Trường ĐH Kinh tế TPHCM vừa xây dự mô hình đào tạo A.S.K. (Attitude – Skill - Knowledge: Thái độ - Kỹ năng - Kiến thức) với 5 chương trình:

Chương trình 1: Hội thảo “Mức lương khởi điểm cho SV mới tốt nghiệp” nhằm thiết lập kênh thông tin, tư vấn xuyên suốt giữa NT-SV-DN về vấn đề TT - việc làm - lương khởi điểm. Giới thiệu những nghề quan trọng với DN hiện nay: nhân sự, tiếp thị, kinh doanh, quản lý chất lượng...

Chương trình 2: Đào tạo: “Khởi đầu TT, đảm bảo công việc”: chương trình là cầu nối giữa SV và DN. Trang bị cho SV những kỹ năng bổ trợ nghề nghiệp sau khi ra trường; các yếu tố nhất định để định hướng nghề cho bản thân. Cung cấp kiến thức tổng quan về các nghề. Đặc biệt, tư vấn và đào tạo một số kỹ năng phục vụ cho quá trình TT.

Chương trình 3: Nghiên cứu khoa học (NCKH) gắn với nhu cầu của DN: Cung cấp cho SV phương pháp NCKH độc lập, sáng tạo và ứng dụng vào thực tiễn. Kết nối các công trình NCKH của giảng viên vào DN thông qua các dự án của SV dựa trên sự đặt hàng của DN.

Chương trình 4: Báo cáo chuỗi chuyên đề về nghề nghiệp. Trang bị cho SV những kiến thức cần thiết liên quan đến việc làm, giúp SV có định hướng rõ ràng và có các bước thực hiện mục tiêu chắc chắn, hiệu quả.

Chương trình 5:  CLB sinh hoạt các chuyên đề về QTKD. Hỗ trợ SV các kiến thức chuyên ngành được áp dụng trong thực tế. Tạo môi trường giao lưu hữu ích, kênh thông tin đa chiều. SV được học kiến thức, kỹ năng mới; được hướng dẫn thực hành dựa vào mô hình mẫu…

Liên kết NT-SV-DN: Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Mô hình đào tạo A.S.K. khởi động từ cuối tháng 12-2007. Tận dụng tối đa các nguồn lực, thế mạnh của mỗi bên, mục tiêu của mô hình đào tạo này nhằm cùng DN giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân sự; đồng thời, trang bị cho SV những kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Theo ông Nguyễn Xuân Hải, 30% kỹ năng của SV được dạy từ nhà trường; phần còn lại là học từ môi trường làm việc thực tế. Trước nay, yếu tố “năng lực” thường được đánh giá theo cảm tính, nay với chương trình đào tạo này, năng lực của từng nhân sự có thể được đo lường qua kỹ năng, kiến thức và thái độ trong thực tế công việc.

Giảng viên Nguyễn Văn Hóa cũng cho rằng, trước nay, các DN tiếp nhận SV TT thường thông qua quan hệ cá nhân hoặc tự SV tìm kiếm. Nay với sự liên kết của các DN (đến nay đã có 20 DN ký bản ghi nhớ hợp tác với ĐH Kinh Tế TPHCM thực hiện mô hình đào tạo này), điều kiện và hiệu quả TT của SV sẽ thuận lợi hơn, tốt hơn. SV sẽ TT theo nội dung yêu cầu của DN từ thực tế hoạt động của DNï. Điều này sẽ biến giai đoạn TT của SV thành giai đoạn khởi nghiệp từ khi chưa ra trường.

Lúc 8g30 ngày 27-12, tại Hội trường A116 - 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q3, khoa QTKD Trường ĐHKT TPHCM tổ chức hội thảo chuyên đề Thực tập - việc làm - lương cơ khởi điểm.

Bà Tiêu Yến Trinh, Giám đốc Công ty Talent net cũng chia sẻ: 5 năm nữa, nhân lực cao cấp của VN cũng sẽ cạnh tranh mạnh với  nhân lực cao cấp của các nước châu Á. Vài năm gần đây, môt số công ty nước ngoài ở VN có xu hướng tuyển chọn những SV giỏi từ các trường ĐH đến công ty họ TT và được tuyển dụng sau đó, nhưng chỉ có khoảng 10% SV đáp ứng được yêu cầu.

Sao không là 60, 70, 80%... SV TT và tốt nghiệp đạt chất lượng cao? Việc Công ty Talent net và nhiều DN khác hợp tác thực hiện mô hình đào tạo A.S.K., theo  bà Trinh, không ngoài mục đích góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào hơn cho đất nước…

Kiều Oanh

Tin cùng chuyên mục