Châu Á: Giàu nhưng chưa bền

Tuần qua, ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse công bố báo cáo Global Wealth Report 2012 cho thấy, châu Á lần đầu tiên trở thành khu vực giàu nhất thế giới. Khu vực này đã vượt qua châu Âu về tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình tính trong 12 tháng. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cầu, nhưng mức độ ở từng khu vực có sự khác biệt. Năm qua, tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình đã giảm 5,2%, còn 223.000 tỷ USD. Châu Âu giảm mạnh nhất, với mức giảm 13,6%, còn 63.900 tỷ USD.

Tuần qua, ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse công bố báo cáo Global Wealth Report 2012 cho thấy, châu Á lần đầu tiên trở thành khu vực giàu nhất thế giới. Khu vực này đã vượt qua châu Âu về tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình tính trong 12 tháng. Suy thoái kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cầu, nhưng mức độ ở từng khu vực có sự khác biệt. Năm qua, tổng giá trị tài sản của các hộ gia đình đã giảm 5,2%, còn 223.000 tỷ USD. Châu Âu giảm mạnh nhất, với mức giảm 13,6%, còn 63.900 tỷ USD.

Trong khi đó, con số tương ứng ở châu Á là 1,9%, còn 74.100 tỷ USD. Ngoài ra, Credit Suisse cho biết tới năm 2017, số triệu phú trên toàn cầu sẽ tăng lên thành 46 triệu người, tức tăng 62%. Trong đó, số triệu phú châu Á được dự báo sẽ tăng 70%, lên hơn 11 triệu người, nhiều nhất là tại Nhật Bản và Trung Quốc.

Trước đó, báo cáo của tổ chức quản lý tài sản Capgemini&RBC cho biết, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có khoảng 3,37 triệu người sở hữu trên 1 triệu USD trong khi con số này ở Bắc Mỹ là 3,35 triệu người và châu Âu là 3,17 triệu người. Người giàu châu Á tập trung ở các nền kinh tế lớn. 54% trong số họ sống tại Nhật Bản, 17% tại Trung Quốc và hơn 5% tại Australia.

Trong bảng xếp hạng các quốc gia có mức tài sản bình quân đầu người (Thụy Sĩ dẫn đầu với 468.000 USD/người) thì có 3 tên tuổi đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương lọt vào 10 vị trí cao nhất. Australia đứng ở vị trí thứ nhì, với mức tài sản trung bình là 355.000 USD/người trưởng thành. Nhật Bản và Singapore lần lượt ở vị trí thứ 5 và thứ 8, với mức tài sản trung bình mỗi người trưởng thành là 270.000 USD và 258.000 USD.

Châu Á được các chuyên gia đánh giá là khu vực có nhiều người làm giàu từ các doanh nghiệp gia đình, đầu tư bất động sản, cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu đi vào cụ thể từng trường hợp, từng quốc gia, sẽ thấy phần chìm của tảng băng. Ở Singapore, từ 5 năm qua, khoảng cách giàu nghèo ngày càng bị khoét sâu. Báo cáo do Boston Consulting Group đưa ra mới đây cho biết, Singapore là nước có mật độ triệu phú cao nhất trên thế giới.

Khoảng 37% dân số Singapore là người nước ngoài, trong đó, một số lại cực giàu. Sự hiện diện của các tỷ phú ngoại quốc không mang lại lợi ích nào cả cho người dân bản địa trung bình, mà còn làm cho giá cả tăng vọt. Sự giàu có chỉ nằm trong tay các xí nghiệp trong khi người Singapore lại không được trả lương cao. Hậu quả của đồng tiền lưu thông nhanh này là giá cả không ngừng tăng vọt: nhà cửa, xe cộ, dịch vụ y tế. Lãi suất tiền vay tăng theo khá nhanh.

Theo tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính Quam của Hồng Công (Trung Quốc), nếu xét trên toàn khu vực, trong 20 năm qua, khoảng cách giàu nghèo ở châu Á cao đến mức chi tiêu của người giàu (chiếm 1% số hộ gia đình) bằng với 6% đến 8% tổng chi tiêu của toàn châu lục. Chênh lệch thu nhập ngày càng tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, những nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế của châu Á. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hệ số Gini (chỉ tiêu thường được sử dụng làm thước đo chênh lệch giàu nghèo ở khu vực châu Á) đã tăng từ 39% lên 46%. Việc tăng 7% chỉ số đã khiến 240 triệu người lâm vào cảnh đói nghèo.

Như Quỳnh

Tin cùng chuyên mục