Ngày thứ 6 kỳ họp thứ 8 QH khóa 11

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ"

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ"
 

Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 8, các đại biểu QH sẽ phiên thảo luận 3 dự án luật quan trọng (Luật Nhà ở, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí).

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ" ảnh 1

Ngoài ra, trong tuần này, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại hội trường về một số dự án luật khác như Luật Thanh niên, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công an nhân dân…

Quốc hội cũng sẽ dành thời gian thảo luận các báo cáo công tác của ngành tòa án, kiểm sát; báo cáo của Chính phủ về thi hành án và công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

Còn nhiều ý kiến khác nhau về Luật Nhà ở

Trong phiên thảo luận sáng nay 14-10, sau khi Ủy viên Ban Thường vụ QH báo cáo ý kiến giải trình về việc chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà ở, đại biểu QH Đào Xuân Nay (Bình Thuận) đề nghị bổ sung chính sách tín dụng nhà ở đối với người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở vào Dự thảo Luật Nhà ở. Mời click vào để nghe audio

Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, ĐB này cho rằng, hình thức cấp giấy chứng nhận QSHNỞ cần phải đơn giản, dễ dàng và cần có hướng dẫn thật cụ thể, rõ ràng, đặc biệt, giải quyết chỗ ở mới phải tốt hơn chỗ ở cũ.

Tiếp theo, ĐB Trần Thị Thanh Huyền (Thanh Hóa) góp ý về một số điều bất cập trong thủ tục và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSHNỞ - QSDĐỞ. Bên cạnh đó, các điều kiện mua, bán nhà nên nới lỏng, tạo điều kiện cho mọi đối tượng đều có thể tham gia mua bán nhà dễ dàng, thuận lợi. Mời click vào để nghe audio

Theo ĐB Sơn Thị Ánh Hồng (Trà Vinh), nên quy định vào Luật Nhà ở những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề nhà ở và mua bán nhà. Ví dụ đưa thêm vào Luật điều khoản cấm đầu cơ trục  lợi, mua bán trái phép nhà ở. Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt những "phiên chợ" mua, bán đấu giá tài sản nhà ở. Về chính sách phát triển nhà ở miền núi, ĐB này còn băn khoăn về tình trạng hiện nay là nhiều đồng bào miền núi sống ở đồng bằng chưa có nhà ở. Mời click vào để nghe audio

Trong khi đó, ĐB Trần Văn Nam (Bình Dương) đề nghị bổ sung cụ thể hơn vấn đề giải quyết quỹ nhà ở, đặc biệt việc xây dựng nhà trọ cho những công nhân lao động tại các KCN lớn. Theo đó, nên bổ loại hình một dạng "nhà ở xã hội" cho đối tượng này. Nhà nước sẽ quản lý, từng bước định hướng, buộc các chủ nhà trọ phải nâng cấp loại hình nhà cho thuê này, nhằm ngày càng cải thiện nhà ở cho đối tượng là lao động tại các KCN. Mời click vào để nghe audio

Trong phát biểu của mình, ĐB Đoàn Minh Vượng (Tiền Giang) nhất trí cao nhiều vấn đề của Dự thảo Luật Nhà ở, song cũng nêu một sồ vấn đề cần nghiên cứu thêm để có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Ông Vượng đề nghị,  xây dựng thêm một điều mới "Phát triển nhà ở thương mại". Còn vấn đề "Nhà ở xã hội" mà có đại biểu đã nêu, thì cần phải có định lượng rõ ràng, như chỉ dành cho những người có thu nhập thấp khó khăn về nhà ở.  Về "Quyền có chỗ ở và quyền sở hữu nhà", theo ông Vượng cần làm rõ hai khái niệm này.

ĐB Đỗ Phương Thảo (Hải Phòng) cho rằng, trong hai phương án cấp giấy chứng nhận về nhà và đất, cần có quy định chặt chẽ hơn. Theo đó, sửa lại chi tiết nhà  trong chung cư nên cấp 1 mẫu giấy chứng nhận QSHNỞ và QSDĐỞ.

Cũng nêu ý kiến về "1 hay 2 giấy",  ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) cho rằng, quy định cấp 2 giấy sẽ tạo thuận lợi cho việc người có đất cho người khác thuê xây nhà để ở, hoặc kinh doanh trong thời gian dài. Ông  Bá Thanh đề nghị trong cụm từ "Nhà ở công vụ" nên bỏ từ "ở" mà chỉ cần nêu là "Nhà công vụ" là đủ nghĩa.

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ" ảnh 2

Tiếp theo, ĐB Phạm Phương Thảo (TPHCM) nêu ý kiến về một số quy định trong Dự thảo chưa thật phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương. Ví dụ, khoản b, Đ30 quy định nhà chung cư không quá 30m2. Như vậy là chúng ta lại vô tình hình thành "nhà ổ chuột trên cao"?. Theo bà Phạm Phương Thảo, nên sửa lại "không dưới 50m2". Về Đ46 quy định xây "nhà ở xã hội", theo ĐB này, quy định tại các đô thị đặc biệt xây không quá 6 tầng như vậy thì thấp quá. 

ĐB Phương Thảo còn đề nghị, Chính phủ nên có chính sách thuế 0% đối với những cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở xã hội để khuyến khích; trong Đ135 về QSHNỞ, ngoài 4 đối tượng đã quy định, đề nghị hướng mở, không quy định thời gian cụ thể đối với người VN ở nước ngoài về làm ăn trong nước.

ĐB Hoàng Văn Nghiên (Hà Nội) đề nghị đất để phát triển nhà ở xã hội lấy ở đâu cần phải làm rõ hơn. Về quy định các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở dạng này, Theo ĐB Nghiên, cần bổ sung thêm "nghĩa vụ góp vốn của các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động".

ĐB Hà Đức Lệnh (Bắc Kạn) thì băn khoăn về các quy định trong đăng ký bất động sản. Theo ông, trong Dự thảo Luật Nhà ở chỉ nên nêu quy định mang tính khung, còn cụ thể ra sao do Luật đăng ký bất động sản quy định. ĐB này nhấn mạnh, cần tạo rõ mối quan hệ giữa Luật Nhà ở với Luật bất động sản, có như vậy mới tránh được "xung đột pháp luật" giữa các Luật. Mời click vào để nghe audio

Ngay sau đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đã giải thích thêm và nhấn mạnh, việc ra đời các Luật mới hiện nay của nước ta là đều phù hợp và không hề làm thay đổi hệ thống luật pháp hiện hành; không hề có mâu thuẫn nhau giữa các luật. Mời click vào để nghe audio

Tuy nhiên, theo ĐB Phạm Thị  Minh Hà (Nam Định), Dự án Luật Nhà ở vẫn còn hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu nhà ở đối với căn nhà mà mình đang là chủ sở hữu. Bên cạnh đó, cần quy định rõ hơn về quyền và nghĩa vụ các bên cho mượn nhà và bên ở nhờ nhà. Mời click vào để nghe audio

Cũng đề cập vấn đề trên, ĐB Nguyễn Thị Kim Cúc (Long An) đề nghị bổ sung chi tiết, người cho người khác thuê nhà của mình được quyền tăng giá cho thuê khi hợp đồng chưa kết thúc. Mời click vào để nghe audio

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Yểu giải thích thêm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ và quyền sử dụng đất chung của căn hộ trong chung cư. Mời click vào để nghe audio

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ" ảnh 3

Còn ĐB Dương Thu Hương (Hà Nam) thì đi sâu vào kiến nghị về kiến trúc của chung cư, khu dân cư. Theo ĐB Thu Hương, kiến trúc của các khu dân cư phải đảm bảo không gian sống cho người dân. Đối với các đô thị lớn, theo đại biểu nên phát triển 2 loại hình nhà ở: nhà chung cư đảm bảo diện tích sinh hoạt thoải mái và nhà biệt thự, từ đó hạn chế và bỏ loại nhà hình ống, diện tích hẹp rất mất vẻ mỹ quan chung. Mời click vào để nghe audio

ĐB Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) thẳng thắn đề nghị QH xem lại để sớm có điều chỉnh việc đất nhà nước giao cho tổ chức, doanh nghiệp thuê xây nhà ở theo khung giá nhà nước, nhưng khi xây nhà trên đất đó, nhà thầu lại bán cho người dân theo giá thỏa thuận. Theo ông Kiệt, trong việc này, cần có khung giá cụ thể, hợp lý và phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp trong bán căn hộ chung cư. Mời click vào để nghe audio

Mở đầu thảo luận buổi chiều, ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Nông) quan tâm đến vấn đề giải tỏa đền bù còn gặp nhiều khó khăn khi giải phóng mặt bằng. Theo ông Dũng, chúng ta cần phải luật hóa vấn đề này ngay, cùng như cần sớm có quy hoạch cụ thể từng địa điểm khi phải GPMB. Bên cạnh đó, hiện nay đang bị loạn về kiến trúc, đủ hình, đủ kiểu, vậy thì ai phải chịu trách nhiệm chính về việc này? Mời click vào để nghe audio

Ông Dũng cũng bức xúc về nhiều chuyện khác như, người dân tộc thiểu số ở Đắc Nông đang rất thiếu đất để làm nhà ở, trong khi rừng và đất vẫn ngày càng bị thu hẹp; những tiêu cực của 1 số cán bộ ngành địa chính đang làm nhức nhối xã hội, nên chăng cần sớm thực hiện việc kê khai tài sản ngay đối với những đối tượng có hiện tượng giàu lên quá nhanh...

ĐB Dũng còn nêu những bức xúc về giấy tờ, thủ tục về QSD NỞ, ĐƠ; Bức xúc của người nông dân bị giải tỏa vì không còn đất để sản xuất, chăn nuôi; Những tiêu cực của một phần các bộ, công chức liên quan đến việc cấp giấy. Ông Dũng đề nghị lấy Luật Phòng chống tham nhũng để chấn chỉnh, ngăn ngừa.

Tiếp đó, ĐB Hoàng Văn Lợi (Bắc Giang) phát biểu nêu vấn đề nhà công vụ nên mở rộng dành cho đối tượng CNVC đến nơi khó khăn, xa xôi. Một vấn đề nữa mà ĐB này đề cập đến là ngay từ bây giờ, trong các quy định về xây nhà cho các đối tượng, cần chú ý đến việc tiết kiệm đất. Mời click vào để nghe audio

Về nhà cho người định cư VN ở nước ngoài, ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) cho rằng, nếu căn cứ theo thời hạn visa của người VN về nước trên 6 tháng, mới được phép mua nhà ở VN, như vậy thì lại "mở rộng" quá. Còn nếu đối tượng này phải có thẻ tạm trú, cư trú ở VN từ 6 tháng trở lên, mới được mua nhà, thì lại chưa rõ ràng. Ông đề nghị các Bộ như Công An, Nội Vụ... cần phối hợp sớm ra quy chế cụ thể hơn về việc cấp thẻ cư trú cho người VN ở nước ngoài muốn về nước làm ăn.

ĐB Ngọc Trân đưa ra ý kiến mở rộng theo hướng, các nhà trí thức, khoa học có trình độ cao... được mời về VN làm ăn thì đựơc phép mua nhà; hoặc những người VN tại nước ngoài đã cao tuổi muốn về VN cũng nên tạo điều kiện để họ mua nhà. Mời click vào để nghe audio

ĐB Lê Thị Nam (Bình Dương) còn đề nghị nên bổ sung vào dự thảo đối tượng học sinh, SV cũng phải là đối tượng có thu nhập thấp khi được thuê và bán nhà. Mặt khác, khái niệm thế nào là thu nhập thấp cũng còn chưa rõ ràng. Cùng chung vấn đề này có ý kiến đề nghị đối với các dự án xây dựng nhà chung cư thì phải quan tâm tới đối tượng chính sách, đối tượng cần có nhà ở và việc bán nhà phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Cũng có ý kiến đề nghị cần thành lập quỹ nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức có thu nhập thấp bằng nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước; quỹ nhà ở xã hội cho công nhân làm việc trong các DN có thu nhập thấp bằng nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ quỹ phúc lợi của các DN, tiền hỗ trợ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân... Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Tài Lương (Hà Nội) lại phản ánh đến QH những kiến nghị của cử tri: đề nghị TP HN cần công khai công bố chỉ tiêu giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án cầu Vĩnh Tuy, vì có hiện tượng do dân phản ánh: số lượng nhà, đất cần GPMB vượt quá số lượng thực tế, và trong khi việc GPMB còn chưa thực hiện xong thì đã có những biểu hiện khuất tất. Theo ông, việc GPMB nên giao cho chính quyền thực hiện, chứ không phải do chủ dự án thực hiện như hiện nay, dễ dẫn đến tiêu cực. Việc cấp GCN cũng cần tiến hành nhanh, đủ theo nhu cầu của người dân. Mời click vào để nghe audio
 
ĐB Nguyễn Thị Hồng Vy (Sơn La) bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của các đại biểu trứơc đó...Đồng ý  việc uqy định 1 giấy, nhưng trong thể hiện lại chưa rõ, khiến người đọc thấy khó hiểu. Mời click vào để nghe audio

ĐB Uông Chu Lưu (Sóc Trăng) đề nghị điều chỉnh theo hướng mở rộng thêm các đối tượng được thuê, mua nhà ở (ví dụ như đối tượng là học sinh sinh viên chẳng hạn). Về việc xử lý nhà ở thế chấp, theo ông Lưu, nếu chỉ dùng biện pháp bán đấu giá căn nhà đang tranh chấp thì chưa khả quan, mà trước đó cần có quy định về việc hai bên tranh chấp có thể tự thỏa thuận trước khi dùng biện pháp mang bán đấu giá nhà. Mời click vào để nghe audio

ĐB Trần Kim Mai (Tiền Giang) nói: Cần đảm bảo thuận lợi cho người dân trong đăng ký chủ quyền nhà, đất. Tức là người dân có nhu cầu chỉ phải đến một nơi và được cấp 1 giấy. Bên cạnh đó, nên phân cấp thẩm quyền cấp huyện trong việc cấp giấy chứng nhận nhà và đất. Mời click vào để nghe audio

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Văn Yểu giải thích thêm về dự án luật đăng ký bất động sản  và thủ tục cấp giấy CN QSH NỞ và QSD ĐỞ Mời click vào để nghe audio

Chống tham nhũng - "vẫn giơ cao đánh khẽ" ảnh 4

ĐB Nguyễn Đức Dũng (Kon Tum) phân vân về hồ sơ, nội dung thủ tục cấp giấy chứng nhận quy định trong Dự thảo Luật Nhà ở còn rườm rà quá, nên tóm gọn lại. Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Đình Lộc (TPHCM) thì cho rằng, một số khái niệm, câu chữ trong Luật Nhà ở cần rà soát lại kỹ hơn để các điều quy định trong Luật rõ ràng, dễ hiểu, không mâu thuẫn nhau và có tính khả thi cao. Mời click vào để nghe audio

ĐB Nguyễn Thị Hồng Xinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) suy tư về quy định phá dỡ nhà ở sao dễ dàng quá. Thực tế, rất nhiều người dân cả đời không có một căn nhà riêng cho mình, mà phải ở thuê. Vì thế, theo bà Xinh, cần quy định cụ thể, công bằng, dân chủ, minh bạch trong giải tỏa, buộc nhà dân phải tháo dỡ. Mời click vào để nghe audio

  • Tính khả thi của  Luật phòng chống tham nhũng chưa cao

Tiếp theo chương trình, Quốc hội chuyển qua thảo luận Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và chỉnh lý về Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng. Mời click vào để nghe audio

Đi vào thảo luận, ĐB Nguyễn Mạnh Đức (Yên Bái) cơ bản nhất trí với báo cáo giải trình trên. ĐB Đức cho biết, rất kỳ vọng vào Luật này, nhưng phân vân tính khả thi của Luật. Ông Đức nêu ý kiến, quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản chỉ nên gói gọn trong trách nhiệm của bản thân người có tài sản phải kê khai. Chúng ta đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ lâu, nhưng thực tế hoạt động, hiệu quả của Ban này như thế nào, chúng ta đã rõ, vì thế nên xem lại việc có cần thiết phải thành lập Ban mới không?. Vấn đề là hiệu quả thực chất của phòng chống tham những như thế nào. Ông Đức đề nghị kiểm soát chi tiêu, tiền... cá nhân nên sớm chuyển sang dùng thẻ, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt. Mời click vào để nghe audio

ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) cho rằng, quy định khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng ở một đơn vị nào, thì phải có trách nhiệm báo cáo với người lãnh đạo cao nhất của đơn vị đó. Như vậy là không thực tế. Bà Ry đề nghị, nên mở rộng đối tượng có thẩm quyền để báo cáo hành vi tham những. Trong việc tiếp nhận, xử lý hành vi tham nhũng, Bà Ry yêu cầu, cơ quan này cần có sự bảo vệ an toàn cho người tố cáo. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có phần thưởng hấp dẫn, xứng đáng đối với những người đã dũng cảm đứng ra tố cáo tệ nạn này. Mời click vào để nghe audio

Theo ĐB Lưu Thị Giang (Bắc Ninh), thực tế nạn tham nhũng bây giờ không chỉ dừng ở lĩnh vực kinh tế, mà cả trong lĩnh vực chính trị cũng có tham những. Trong khi đó, thời gian qua, mặc dù chúng ta có nhiều nỗ lực trong phòng chống tham nhũng, nhưng rõ ràng, tệ nạn này không giảm cả về số lượng và tính chất vụ việc. Phải chăng chúng ta chỉ "giơ cao đánh khẽ". Mời click vào để nghe audio

Sáng mai 25-10, các đại biểu tiếp tục thảo luận Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng tại hội trường.

Tin cùng chuyên mục