Các chuyên gia về môi trường đã chỉ ra rằng, trong hơn 30 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 7%/năm. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm tài nguyên thiên nhiên suy giảm, lượng phát thải CO2 tăng lên. Theo dự đoán của cơ quan Thông tin Năng lượng, mức phát thải khí CO2 sẽ tăng từ hơn 113 triệu tấn trong năm 2010 lên gần 471 triệu tấn vào năm 2030. Hơn nữa, chúng ta hiện đang đối mặt với một số thách thức về đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực, nguồn nước trong điều kiện chịu nhiều tác động tiêu cực của BĐKH. Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua chủ yếu phát triển theo mô hình “kinh tế nâu”. Vì vậy, Việt Nam cần chuyển dịch sang mô hình nền “kinh tế xanh”.
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, “kinh tế xanh” là nền kinh tế nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. “Kinh tế xanh” là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. “Kinh tế xanh” không thay thế cho phát triển bền vững mà là một cách thức thực hiện phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh sử dụng tài nguyên và khai thác môi trường. “Kinh tế xanh” lấy mục tiêu môi trường làm mục tiêu hàng đầu. Tài nguyên, môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Mô hình “kinh tế xanh” được chứng minh là có hiệu quả về mặt dài hạn hơn hẳn “kinh tế nâu” - nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, gây BĐKH quy mô toàn cầu và đe dọa cuộc sống con người.
BĐKH đang là vấn đề thời sự, được mọi quốc gia trên toàn thế giới quan tâm. Việt Nam là nước phát thải khí nhà kính thấp, song lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH. Để ứng phó với BĐKH, trong năm qua, Việt Nam đã có những sáng kiến, chính sách và nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, xác định tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của việc phát triển bền vững, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về BĐKH. Mục tiêu tổng quát của chiến lược tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện tổng hòa các nhóm giải pháp như tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xây dựng môi trường pháp lý, thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch...
Trao đổi về vấn đề này, bà Huỳnh Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, cho biết để thích ứng với BĐKH ngày càng phức tạp như hiện nay, Việt Nam cần chuyển dịch sang nền kinh tế xanh theo hướng thân thiện với môi trường; hạn chế những ngành gây ô nhiễm; cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái; phát triển hàng hóa, dịch vụ môi trường và năng lượng sạch. Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, sinh học, tái sinh rừng tự nhiên. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Quan trọng hơn, cần phải định hình những khó khăn trước mắt và lâu dài, khách quan và chủ quan để sớm thay đổi nhận thức, thiết lập hành lang pháp lý, chính sách mở đường cho kinh tế xanh, nhất là nhận thức của việc chuyển sang mô hình kinh tế xanh sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế của đất nước.
Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, “kinh tế xanh” là nền kinh tế nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. “Kinh tế xanh” là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội. “Kinh tế xanh” không thay thế cho phát triển bền vững mà là một cách thức thực hiện phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh nhiều hơn tới khía cạnh sử dụng tài nguyên và khai thác môi trường. “Kinh tế xanh” lấy mục tiêu môi trường làm mục tiêu hàng đầu. Tài nguyên, môi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài. Mô hình “kinh tế xanh” được chứng minh là có hiệu quả về mặt dài hạn hơn hẳn “kinh tế nâu” - nền kinh tế khai thác và sử dụng nhiều năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gây tổn hại môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, gây BĐKH quy mô toàn cầu và đe dọa cuộc sống con người.
BĐKH đang là vấn đề thời sự, được mọi quốc gia trên toàn thế giới quan tâm. Việt Nam là nước phát thải khí nhà kính thấp, song lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH. Để ứng phó với BĐKH, trong năm qua, Việt Nam đã có những sáng kiến, chính sách và nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó, xác định tăng trưởng xanh là nội dung quan trọng của việc phát triển bền vững, đảm bảo kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về BĐKH. Mục tiêu tổng quát của chiến lược tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện tổng hòa các nhóm giải pháp như tuyên truyền, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xây dựng môi trường pháp lý, thúc đẩy đổi mới công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch...
Trao đổi về vấn đề này, bà Huỳnh Thị Lan Hương, Phó viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, cho biết để thích ứng với BĐKH ngày càng phức tạp như hiện nay, Việt Nam cần chuyển dịch sang nền kinh tế xanh theo hướng thân thiện với môi trường; hạn chế những ngành gây ô nhiễm; cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ sinh thái; phát triển hàng hóa, dịch vụ môi trường và năng lượng sạch. Đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ môi trường, đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, công nghiệp tái chế, năng lượng tái tạo, sinh học, tái sinh rừng tự nhiên. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Quan trọng hơn, cần phải định hình những khó khăn trước mắt và lâu dài, khách quan và chủ quan để sớm thay đổi nhận thức, thiết lập hành lang pháp lý, chính sách mở đường cho kinh tế xanh, nhất là nhận thức của việc chuyển sang mô hình kinh tế xanh sẽ mang lại hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế của đất nước.