Cuộc chiến” bia bọt ở thị trường châu Á

Năm 2004, Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) tung độc chiêu uống bia Tiger trúng thưởng, không phải 1 mà đến 6 chiếc ô tô, trị giá hơn 50.000 USD/chiếc. Đây chỉ là một trong số chiêu tiếp thị ấn tượng đang xảy ra ở thị trường bia Việt Nam nói riêng và thị trường bia châu Á nói chung.
Cuộc chiến” bia bọt ở thị trường châu Á

Năm 2004, Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) tung độc chiêu uống bia Tiger trúng thưởng, không phải 1 mà đến 6 chiếc ô tô, trị giá hơn 50.000 USD/chiếc. Đây chỉ là một trong số chiêu tiếp thị ấn tượng đang xảy ra ở thị trường bia Việt Nam nói riêng và thị trường bia châu Á nói chung.

  • Cuộc chiến bia bọt ở các “mặt trận”

Đông Nam Á, Trung Quốc và Nga hiện là ba “mặt trận” lớn của những “cuộc chiến” giữa những tập đoàn bia lớn nhất thế giới. Từ đầu năm 2004, Anheuser-Busch, nhà sản xuất bia Mỹ (nổi nhất là các thương hiệu Budweiser, Michelob…) không còn là đại gia bia lớn nhất thế giới nữa (tính về sản lượng). Ngôi vị này đã thuộc về một nhà sản xuất bia của Nam Phi, South African Beer (SAB), sau khi công ty này sáp nhập với Miller Beer của Mỹ.

Cuộc chiến” bia bọt ở thị trường châu Á ảnh 1

Sau đó hai gã khổng lồ này đã đụng độ nhau nảy lửa ở Trung Quốc với kết quả là Anheuser-Busch thắng thế sau khi mua được đến 99,7% tổng cổ phần của Tập đoàn bia Harbin, nhà sản xuất bia lớn hàng thứ tư ở Trung Quốc. Nhà khổng lồ của Mỹ còn có vốn đầu tư trong Tsingtao, nhà sản xuất bia lớn nhất TQ; và sở hữu 98% tổng vốn nhà máy bia Budweiser Wuhan International Brewing. Anheuser-Busch cũng đã nêu ý định được hợp tác sản xuất kinh doanh bia hoặc với HABECO ở Hà Nội hoặc với SABECO ở TP Hồ Chí Minh.

Nhưng chỉ đến trung tuần tháng 8-2004 thì SAB Miller cũng mất vị trí số một vì Interbrew của Bỉ (thương hiệu nổi tiếng nhất là Stella Artois và Beck) đã chi thêm 530 triệu bảng để nắm được toàn bộ SUN Group, nhà sản xuất bia lớn thứ hai của Nga sau Baltika (liên doanh BBH giữa Carlsberg và Scottish & Newcastle). Interbrew cũng đã mua được công ty Zheijiang Shiliang Brewery của TQ. Tuy nhiên SAB Miller cũng có chân đứng vững chắc ở TQ thông qua nhà máy China Resources Breweries.

  • Bản lĩnh mãnh hổ

Lật những trang đầu của cuốn sách sử về sự hình thành và phát triển của công ty Fraser & Neave ở Singapore, bạn thấy có tấm ảnh chụp một cái chòi gỗ thô sơ dựng trên vùng đất hoang vắng ở Singapore thời cách nay mấy thập niên. Đó là tài sản đầu tiên của nhà sản xuất thực phẩm tiêu dùng này.

Theo dòng thời gian, F&N đã lập liên doanh bia với Heineken của Hà Lan. Đó là Công ty Asia Pacific Breweries (APB), Heineken góp 42,4% tổng vốn, F&N 37,5%. Không chỉ là nhà vô chai cho Heineken, APB còn nghiên cứu, thiết kế và sản xuất kinh doanh các thương hiệu bia của chính mình. Nổi nhất là Tiger Beer.

Rồi F&N lại có đối tác lớn đến từ Mỹ là Coca-Cola để lập nên F&N-Coca-Cola. Hai liên doanh này thi nhau đầu tư vào các thị trường láng giềng. F&N vào Việt Nam trước thông qua VBL (liên doanh sản xuất bia Tiger và bia Heineken đặt tại Hóc Môn) ngay từ những năm đầu thập niên 90 và đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng Mê Linh Center Point ở TP Hồ Chí Minh.

VBL nay sản xuất các loại bia Heineken, Tiger, Anchor và Vibina ở Việt Nam, một thị trường mà cùng với Thái Lan và Campuchia đã góp 53% vào số lãi ròng 55 triệu USD mà APB đạt được trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30-9-2003, tăng 11%.

  • Mãnh hổ ngoạm mồi
Cuộc chiến” bia bọt ở thị trường châu Á ảnh 2

"Mãnh hổ ngoạm mồi"

Hiện diện toàn cầu để đẩy Tiger thành thương hiệu châu Á, tổng giám đốc APB, ông Koh Poh Tiong, đã nói như thế hồi đầu năm nay khi giải thích cho sự nỗ lực phát triển hoạt động của APB ra khắp châu Á (hiện đã có 16 nhà máy ở các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Papua New Guinea và New Zealand) và thậm chí là sang cả Bắc Mỹ và châu Âu.

Đầu năm 2003, APB đã lao vào công cuộc bành trướng lần thứ hai trong lịch sử của mình. “Tôi muốn đẩy Tiger lên thành một thương hiệu châu Á nổi tiếng thế giới như một Singapore Airlines, một Samsung”, ông Koh nói.

APB tăng gấp hai lần khả năng sản xuất bia tại Thái Lan; mua 21% cổ phần vốn Nhà máy bia Quảng Đông (thông qua liên doanh Heineken Asia Pacific Breweries China) sau khi đã sở hữu khoản vốn lớn trong các nhà máy bia tại Hải Nam và Thượng Hải.

Trung tuần tháng 8, APB không chỉ chi 71,5 triệu USD mua thêm cổ phần của DB Breweries (New Zealand) mà sở hữu đến hơn 90% công ty này và cũng đã có kế hoạch đầu tư vào Ấn Độ.

LĨNH ANH (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục