Con có thể…
Từ câu chuyện đưa con trẻ đến trường học, nhà giáo dục Kiran Bir Sethi (Ấn Độ) nhận thấy giáo viên ít quan tâm đến cảm xúc của học trò và các em ít có cơ hội phát triển năng lực tiềm ẩn, dùng tri thức học được để giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Bà Sethi kể: “Khi tôi đặt câu hỏi với cô giáo ở trường con mình làm gì, chơi với bạn nào... cô giáo không trả lời được, thậm chí không nhớ tên học trò của mình mà chỉ nhớ mã số để gọi”. Vì nhìn thấy tương lai con mình không thể tìm thấy giá trị thực khi học ở ngôi trường này, bà đã quyết định cho con nghỉ học. Điều bà Sethi ấp ủ và mong muốn là tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện - nơi đó tất cả trẻ em đều có thể bay bổng với đam mê, thỏa sức sáng tạo theo khả năng của mình. Và môi trường này phải giàu tính nhân văn, sự tử tế. Dù có kiến thức nhưng các em phải có nhân cách, làm được những điều hay, giỏi giang...
Chính vì thế, bà Kiran Bir Sethi đã tạo dựng ngôi trường Riverside (Ấn Độ) thành một mô hình giáo dục mới. Ở đây, các em nhỏ được khuyến khích, động viên để tự tin làm mọi việc tùy theo khả năng của mình và tham gia giải quyết các vấn đề cộng đồng. “Tuy còn nhỏ nhưng các em không thiếu năng lực. Cần phải để cho trẻ hiểu rõ rằng, không thể thay đổi cuộc đời của bất kỳ ai nếu các con không thể tự thay đổi cuộc đời của chính mình. Các con muốn cuộc đời trở nên tử tế thì phải học cách sống tử tế với cuộc đời trước”, bà Kiran Bir Sethi nhấn mạnh.
Với quan điểm này, những học sinh nhỏ tuổi ở Trường Riverside tại Ahmedabad đã tự nghĩ ra những dự án xã hội giàu tính nhân văn. Những dự án này bắt nguồn từ thực tế xảy ra xung quanh và cần sự giúp đỡ của các em. Đó là câu chuyện của một người bạn tên Anita (15 tuổi) phải vượt qua một chặng đường nguy hiểm để đến trường. Nhóm bạn của em đã thảo luận với nhau để tìm xem có cách nào giúp Anita và cùng lên kế hoạch làm rào chắn, dọn sạch khu vực có nhiều bụi tre, kêu gọi người dân cùng tham gia... Cảm động hơn là câu chuyện của cậu bé Kamlesh không thể đến trường vì khuyết tật 2 chân. Nhóm bạn trong lớp đã bàn thảo và phân chia thời gian để mỗi ngày đều có người đến cõng hoặc chở Kamlesh đi học. Không những thế, các em còn tự thực hiện các dự án xã hội vì những người bị ung thư, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội...
Phương pháp giảng dạy của bà Kiran Bir Sethi là hướng tới mục tiêu xây dựng “Tư duy kiến tạo”. Từ đó, khuyến khích học sinh có óc quan sát, thấu cảm các vấn đề trong cộng đồng mà các em có thể góp sức; vận dụng tri thức có được vào giải quyết các vấn đề. Tư duy kiến tạo này được đúc kết thành công thức mang tên “I can!” (Con có thể!). Theo đó, mọi trẻ em đều có thể sử dụng các bước, gồm: cảm nhận, tưởng tượng, hành động; chia sẻ để kiến thiết, sáng tạo một giải pháp hay giải quyết vấn đề thực tế.
Bỏ lối mòn giáo dục rập khuôn
Tinh thần “Con có thể!” khuyến khích mọi trẻ em không chỉ học giỏi mà còn làm điều hay, điều tử tế. Nó cũng giúp trẻ em nhận thức rằng, các con có thể thay đổi bản thân, thay đổi cộng đồng và làm điều đó bằng sự say mê, lòng trắc ẩn, chứ không phải sự áp đặt nào. Bà Kiran Bir Sethi cũng chỉ ra rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có giá trị riêng và với lối mòn giáo dục rập khuôn, đặt trẻ vào những vị trí đã được lập trình sẵn sẽ giết chết đam mê, sự tự tin của chúng.
Chỉ ra những sai lầm trong giáo dục hiện nay, bà Kiran Bir Sethi cho rằng: “Chúng ta thường quá chú trọng đến việc chuẩn bị thành công của con trong tương lai và dẫn đến một nền giáo dục quá tải về kiến thức, nặng về thi cử. Chúng ta cũng cho rằng, trẻ em là những con người chưa trưởng thành, yếu ớt nên hay áp đặt điều đúng lên các em và điều này đã biến các em thành con người thụ động, phụ thuộc…”. Vì thế, cần có mô hình mới để các em học sinh khám phá thế giới một cách sáng tạo, phát triển khả năng lãnh đạo, hợp tác của bản thân và quan trọng là biết dành sự đồng cảm, quan tâm đến cộng đồng xung quanh.
Vậy mục đích giáo dục trẻ em là gì? Làm thế nào để trang bị cho trẻ lòng tự tin, lòng yêu thương trắc ẩn? Chia sẻ vấn đề này, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED, cho rằng sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ ở Việt Nam là thương con cái quá đáng và đã tước đoạt của con nhiều thứ. Chính tình thương thái quá của một số cha mẹ đã biến con thành “phế nhân”. Cũng theo ông Giản Tư Trung, muốn dạy con mình thành người thì phải hiểu rõ con người cần gì, muốn gì và đừng coi con như vật sở hữu, công cụ phục vụ mục đích của mình. “Để trẻ em cất lên tiếng nói của mình”, các nhà giáo dục gửi đi thông điệp là hãy tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, không bị áp đặt bởi áp lực học hành, thi cử. Ở đó, trẻ có thể tự do thể hiện cá tính, khả năng sáng tạo của mình và học được những bài học về cuộc sống, lòng yêu thương trắc ẩn giữa người với người.
Từ câu chuyện đưa con trẻ đến trường học, nhà giáo dục Kiran Bir Sethi (Ấn Độ) nhận thấy giáo viên ít quan tâm đến cảm xúc của học trò và các em ít có cơ hội phát triển năng lực tiềm ẩn, dùng tri thức học được để giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Bà Sethi kể: “Khi tôi đặt câu hỏi với cô giáo ở trường con mình làm gì, chơi với bạn nào... cô giáo không trả lời được, thậm chí không nhớ tên học trò của mình mà chỉ nhớ mã số để gọi”. Vì nhìn thấy tương lai con mình không thể tìm thấy giá trị thực khi học ở ngôi trường này, bà đã quyết định cho con nghỉ học. Điều bà Sethi ấp ủ và mong muốn là tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện - nơi đó tất cả trẻ em đều có thể bay bổng với đam mê, thỏa sức sáng tạo theo khả năng của mình. Và môi trường này phải giàu tính nhân văn, sự tử tế. Dù có kiến thức nhưng các em phải có nhân cách, làm được những điều hay, giỏi giang...
Chính vì thế, bà Kiran Bir Sethi đã tạo dựng ngôi trường Riverside (Ấn Độ) thành một mô hình giáo dục mới. Ở đây, các em nhỏ được khuyến khích, động viên để tự tin làm mọi việc tùy theo khả năng của mình và tham gia giải quyết các vấn đề cộng đồng. “Tuy còn nhỏ nhưng các em không thiếu năng lực. Cần phải để cho trẻ hiểu rõ rằng, không thể thay đổi cuộc đời của bất kỳ ai nếu các con không thể tự thay đổi cuộc đời của chính mình. Các con muốn cuộc đời trở nên tử tế thì phải học cách sống tử tế với cuộc đời trước”, bà Kiran Bir Sethi nhấn mạnh.
Với quan điểm này, những học sinh nhỏ tuổi ở Trường Riverside tại Ahmedabad đã tự nghĩ ra những dự án xã hội giàu tính nhân văn. Những dự án này bắt nguồn từ thực tế xảy ra xung quanh và cần sự giúp đỡ của các em. Đó là câu chuyện của một người bạn tên Anita (15 tuổi) phải vượt qua một chặng đường nguy hiểm để đến trường. Nhóm bạn của em đã thảo luận với nhau để tìm xem có cách nào giúp Anita và cùng lên kế hoạch làm rào chắn, dọn sạch khu vực có nhiều bụi tre, kêu gọi người dân cùng tham gia... Cảm động hơn là câu chuyện của cậu bé Kamlesh không thể đến trường vì khuyết tật 2 chân. Nhóm bạn trong lớp đã bàn thảo và phân chia thời gian để mỗi ngày đều có người đến cõng hoặc chở Kamlesh đi học. Không những thế, các em còn tự thực hiện các dự án xã hội vì những người bị ung thư, những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã hội...
Phương pháp giảng dạy của bà Kiran Bir Sethi là hướng tới mục tiêu xây dựng “Tư duy kiến tạo”. Từ đó, khuyến khích học sinh có óc quan sát, thấu cảm các vấn đề trong cộng đồng mà các em có thể góp sức; vận dụng tri thức có được vào giải quyết các vấn đề. Tư duy kiến tạo này được đúc kết thành công thức mang tên “I can!” (Con có thể!). Theo đó, mọi trẻ em đều có thể sử dụng các bước, gồm: cảm nhận, tưởng tượng, hành động; chia sẻ để kiến thiết, sáng tạo một giải pháp hay giải quyết vấn đề thực tế.
Bỏ lối mòn giáo dục rập khuôn
Tinh thần “Con có thể!” khuyến khích mọi trẻ em không chỉ học giỏi mà còn làm điều hay, điều tử tế. Nó cũng giúp trẻ em nhận thức rằng, các con có thể thay đổi bản thân, thay đổi cộng đồng và làm điều đó bằng sự say mê, lòng trắc ẩn, chứ không phải sự áp đặt nào. Bà Kiran Bir Sethi cũng chỉ ra rằng, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có giá trị riêng và với lối mòn giáo dục rập khuôn, đặt trẻ vào những vị trí đã được lập trình sẵn sẽ giết chết đam mê, sự tự tin của chúng.
Chỉ ra những sai lầm trong giáo dục hiện nay, bà Kiran Bir Sethi cho rằng: “Chúng ta thường quá chú trọng đến việc chuẩn bị thành công của con trong tương lai và dẫn đến một nền giáo dục quá tải về kiến thức, nặng về thi cử. Chúng ta cũng cho rằng, trẻ em là những con người chưa trưởng thành, yếu ớt nên hay áp đặt điều đúng lên các em và điều này đã biến các em thành con người thụ động, phụ thuộc…”. Vì thế, cần có mô hình mới để các em học sinh khám phá thế giới một cách sáng tạo, phát triển khả năng lãnh đạo, hợp tác của bản thân và quan trọng là biết dành sự đồng cảm, quan tâm đến cộng đồng xung quanh.
Vậy mục đích giáo dục trẻ em là gì? Làm thế nào để trang bị cho trẻ lòng tự tin, lòng yêu thương trắc ẩn? Chia sẻ vấn đề này, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục IRED, cho rằng sai lầm lớn nhất của các bậc cha mẹ ở Việt Nam là thương con cái quá đáng và đã tước đoạt của con nhiều thứ. Chính tình thương thái quá của một số cha mẹ đã biến con thành “phế nhân”. Cũng theo ông Giản Tư Trung, muốn dạy con mình thành người thì phải hiểu rõ con người cần gì, muốn gì và đừng coi con như vật sở hữu, công cụ phục vụ mục đích của mình. “Để trẻ em cất lên tiếng nói của mình”, các nhà giáo dục gửi đi thông điệp là hãy tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, không bị áp đặt bởi áp lực học hành, thi cử. Ở đó, trẻ có thể tự do thể hiện cá tính, khả năng sáng tạo của mình và học được những bài học về cuộc sống, lòng yêu thương trắc ẩn giữa người với người.
Nhà giáo dục Kiran Bir Sethi (Ấn Độ) là một trong 10 nhà giáo dục hàng đầu thế giới do Global Teacher Prize bình chọn và cũng là người sáng lập Design For Change (sáng tạo để thay đổi - gọi tắt là DFC). Phong trào DFC hiện phát triển lớn nhất thế giới về tham gia thay đổi cộng đồng bằng các sáng kiến và đang có mặt ở 50 quốc gia với sức lan tỏa, ảnh hưởng đến 2,2 triệu trẻ em và 65.000 giáo viên.