Trong đó, ưu tiên hàng đầu là tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với kế hoạch xây dựng trước 2 đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TPHCM, tổng nhu cầu vốn của dự án cho giai đoạn này là 112.325 tỷ đồng.
Tiếp theo đó là 4 dự án kết nối cảng biển, gồm: hoàn thành dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - cảng Cái Lân (xây dựng mới đoạn Lim - Phả Lại), dài khoảng 129km, nhu cầu vốn 6.000 tỷ đồng; xây dựng đường sắt nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ (Hải Phòng) với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân (Quảng Ninh) dài khoảng 78km, nhu cầu vốn 48.400 tỷ đồng; xây dựng mới tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu khổ 1.435mm, điện khí hóa, dài khoảng 84km; xây dựng tuyến Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Tân Ấp - Mụ Giạ (Quảng Bình), đường đơn, khổ 1.435mm, dài khoảng 119km.
Các tuyến còn lại sẽ là các dự án đường sắt kết nối quốc tế và kết nối vùng, trong đó tuyến Dĩ An - Lộc Ninh, khổ 1.435mm, điện khí hóa, dài khoảng 128km; tuyến đường sắt vành đai phía Đông Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng, thuộc đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khổ lồng 1.000mm và 1.435mm, dài khoảng 59km; tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành (TPHCM), đường đôi, khổ 1.435mm, dài khoảng 38km; tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ, đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, dài khoảng 174km.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bộ GTVT kiến nghị giảm hàng loạt thuế phí hỗ trợ doanh nghiệp vận tải
-
Cần hơn 24.000 tỷ đồng nâng cấp sân bay Cam Ranh
-
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn kiểm tra tiến độ thi công sân bay Long Thành
-
Thừa Thiên - Huế: Quyết liệt hơn trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông
-
Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng làm hầm đường bộ xuyên qua đê sông Hồng
-
Chậm bàn giao mặt bằng thi công cầu Nhơn Trạch
-
Đề xuất giảm phí đường bộ thêm 3 tháng cho xe kinh doanh vận tải
-
Bình Phước: Đường ĐT 756 mới đưa vào sử dụng đã sạt lở
-
Bàn giao 100% cọc mốc mặt bằng dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
-
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM: Tăng phối hợp, triển khai nhanh