* Danh sách các vị bộ trưởng và thành viên Chính phủ trả lời chất vấn
Hôm qua 18-11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giá và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo nhiều đại biểu (ĐB), dự luật cần đưa rõ tiêu chí, danh mục bình ổn giá, tránh những hạn chế, bất cập vừa qua để có các biện pháp can thiệp hợp lý tùy từng mức độ cũng như tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá tăng bất thường do quản lý kém
ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) băn khoăn, chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam vừa qua tăng cao, bất thường bên cạnh các nguyên nhân do chính sách tiền tệ, tài khóa còn do nguyên nhân công tác điều hành, quản lý giá còn nhiều bất cập, nhất là cung – cầu hàng hóa. Thời gian qua cung hàng hóa có tăng nhưng tại sao giá vẫn tăng? Việt Nam có thế mạnh về lương thực, thực phẩm nhưng tại sao so với các nước tốc độ tăng giá vẫn tăng gấp 3 lần các nước trong khu vực. Yếu tố tăng giá cần phải được xem xét, làm rõ và thể hiện cụ thể hơn trong dự luật.
ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) phân tích, việc giá cả tăng cao vừa qua là do công tác quản lý chứ không hoàn toàn do khung pháp lý. Giá cả thời gian qua chịu ảnh hưởng của các yếu tố: đầu cơ thái quá không kiểm soát được, Nhà nước không can thiệp được vào thị trường và hệ thống phân phối còn nhiều yếu kém.
ĐB Trần Du Lịch cho rằng, điều khó nhất trong dự thảo Luật Giá là xử lý mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nước kiểm soát, bình ổn giá phải theo thị trường nhưng dường như dự luật vẫn nặng về phía Nhà nước. Từ đó, theo ĐB Trần Du Lịch, dự luật cần tập trung nhiều hơn cho việc chống đầu cơ, kiểm soát mạnh hơn độc quyền tự nhiên vì nó trái với quy luật thị trường, chẳng hạn như giá sữa.
Cũng đồng quan điểm, ĐB Thân Đức Nam (Đà Nẵng) cho rằng, phải phân định danh mục hàng hóa, các biện pháp bình ổn giá để áp dụng các biện pháp thích hợp, tránh can thiệp sâu vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
Chia sẻ các quan điểm này, theo ĐB Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh), thời gian vừa qua công tác quản lý giá chưa làm tốt vì kênh phân phối là tác nhân khiến giá cả hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng tăng cao bất hợp lý.
Chú trọng quản lý giá các sản phẩm nông nghiệp
Theo dự thảo Luật Giá, hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống không thuộc danh mục Nhà nước định giá được quy định theo các tiêu chí như nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của con người như: ăn, mặc, ở, học tập, đi lại, chữa bệnh.
Theo các ĐB Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Trần Quang Chiểu (Nam Định), quy định như vậy là quá chung chung, không biết cơ quan nào sẽ thực hiện và thực hiện bằng cách nào.
Theo các ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang), cần có các biện pháp chú trọng ổn định giá hàng hóa nông nghiệp, nông sản vì thực tế nhiều mặt hàng người nông dân không được định giá và do người mua định giá. Và như vậy, người nông dân khó tránh khỏi tình cảnh bị ép giá, được mùa mất giá. Cần phải đưa các sản phẩm nông nghiệp vào danh mục định giá, bình ổn giá để đảm bảo cho người sản xuất.
ĐB Nguyễn Đức Kiên cũng chỉ ra điểm thiếu sót trong dự thảo là việc bình ổn giá chỉ chú trọng đến các sản phẩm, hàng hóa của ngành sản xuất công nghiệp, ít chú trọng đến sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ trong 5 bước định giá, niêm yết giá.
ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) đề nghị, cần phải bổ sung quy định bình ổn giá lúa gạo nằm trong các mặt hàng thiết yếu và cần có quy định bảo vệ giá cả mặt hàng này. Như Thái Lan vừa qua, trước biến động của giá lúa, gạo thế giới, Thái Lan đã tăng giá sàn mua gạo. Do đó, Nhà nước cần thiết phải có biện pháp bình ổn khi giá hàng hóa giảm thay vì chỉ bình ổn khi tăng giá.
NGỌC QUANG
Chiều 18-11, dự án Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội cho ý kiến. Nhìn nhận rằng đây là dự luật lớn, phức tạp, song ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) thẳng thắn chỉ rõ, dự thảo luật vẫn còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ, thậm chí cả những khái niệm quan trọng nhất, để Chính phủ quy định; do đó chưa khắc phục được những bất cập hiện tại. “Đề nghị Ban soạn thảo xem xét, nếu cần thiết có thể xây dựng hẳn Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính”, ông nói. Đây cũng là quan điểm của ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc). Cùng bàn về thiết kế của dự án luật, một số ý kiến ĐB đề nghị tách dự án luật thành 2 luật khác nhau, một luật về xử phạt (tiền) vi phạm hành chính và một luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. ĐB Trần Hồng Hà đặc biệt lưu ý việc sử dụng phương tiện nghiệp vụ, điều tra vì đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến quyền nhân thân, do đó phải quy định cụ thể vào luật những trường hợp được phép áp dụng. ĐB Hoàng Việt Phương (Tuyên Quang) cho rằng cần phải có thêm những hình phạt bổ sung (chẳng hạn buộc lao động công ích) bởi “có nhiều trường hợp sẵn sàng nộp phạt rồi vi phạm tiếp. Liên quan đến mức phạt tiền ở nội thành các đô thị lớn, hiện vẫn còn những ý kiến rất khác nhau. Trong khi ĐB Hoàng Việt Phương đồng ý quy định mức phạt ở nội thành đô thị lớn cao hơn, ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng có thể áp dụng mức phạt cao hơn nhưng phải có đề xuất của HĐND địa phương và chỉ nên thí điểm ở TPHCM và Hà Nội. Riêng các ĐB Trương Thị Thu Trang (Tiền Giang), Ngô Văn Minh (Quảng Nam) lại không tán thành quy định này. Danh sách các vị bộ trưởng và thành viên Chính phủ trả lời chất vấn Sáng nay, 18-11, Văn phòng Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội danh sách các vị bộ trưởng và thành viên Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội vào cuối tuần sau (từ ngày 23-11 đến hết buổi sáng 25-11). Các thành viên Chính phủ khác cũng sẽ có mặt tại phiên chất vấn để làm rõ các vấn đề có liên quan, nếu cần thiết. Việc chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được tiến hành theo nhóm vấn đề để tạo sự chủ động cho việc trả lời và có điều kiện đối thoại sâu, chất vấn có trọng tâm trọng điểm. Để tăng cường tính đối thoại, mỗi vị đại biểu được dành không quá hai phút/ lần để nêu câu hỏi. Anh Phương Sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn Chiều 18-11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã trao đổi với báo giới xung quanh hoạt động thường được chờ đợi nhất tại kỳ họp Quốc hội: chất vấn và trả lời chất vấn. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Đã có 220/257 phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội nhất trí với dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn. Sau khi thống nhất, ngoài Thủ tướng, sẽ có các bộ trưởng sau tham gia trả lời chất vấn gồm Bộ trưởng GTVT, Bộ trưởng NN-PTNT, Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Phóng viên: Nội dung chất vấn xoay quanh những vấn đề gì, thưa ông? - Ông NGUYỄN HẠNH PHÚC: Cụ thể, Bộ trưởng GTVT sẽ tập trung giải trình về các nhóm vấn đề làm sao giảm được tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh tập trung giảm lạm phát, thắt chặt chi tiêu công thì giải pháp của bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ công trình như thế nào. Bộ NN-PTNT tập trung vào nhóm vấn đề đầu tư vào lĩnh vực này, giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu và nâng cao giá trị của nông sản thực phẩm, gia tăng giá trị xuất khẩu và an toàn thực phẩm. Bộ trưởng GD-ĐT tập trung làm rõ các giải pháp nâng cao chất lượng các bậc học từ mầm non cho đến đại học. Giảm việc dạy thêm, học thêm, quản lý mầm non công lập tốt hơn. Bộ Tài chính sẽ trả lời về việc quản lý giá xăng dầu, điện, than theo cơ chế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Tiếp đó là vấn đề bội chi ngân sách và đầu tư công hiệu quả. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ làm rõ các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả. Đồng thời, trong điều kiện thắt chặt tín dụng, chống lạm phát thì cần đưa ra giải pháp gì để tránh làm trì trệ nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ổn định và phát triển. Trong quá trình trả lời chất vấn của các bộ trưởng và thống đốc thì các bộ trưởng khác có liên quan đến những nhóm vấn đề trên cũng có giải trình làm rõ thêm. Dự kiến, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chất vấn với những nhóm vấn đề bức xúc nhất, nếu thấy cần thiết. - Thủ tướng được các ĐBQH chất vấn về vấn đề gì, thưa ông? - Đối với Thủ tướng, các chất vấn chủ yếu xoay quanh việc điều hành kinh tế - xã hội năm 2012 sao cho hiệu quả, tập trung vào 3 nhóm đột phá lớn về thể chế kinh tế, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Thủ tướng cũng sẽ trả lời trực tiếp về những vấn đề các ĐB quan tâm. - Vì sao đã có nhiều ĐB chất vấn về vấn đề sân golf nhưng nội dung này lại không được đưa vào phần trả lời chất vấn? - Đúng là có rất nhiều vấn đề ĐB quan tâm nhưng thời gian chất vấn chỉ có 2,5 ngày nên phải tập trung vào những vấn đề có nhiều ý kiến chất vấn nhất, được cử tri quan tâm nhiều hơn và đang bức xúc trong xã hội.
A.Thư
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ. Buổi sáng 25-11, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian nghe Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng báo cáo và trả lời các chất vấn trực tiếp.
Anh Thư