Chiều ngày 26-9, tại TPHCM, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ lần thứ II năm 2017, với chủ đề: “Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trên cơ sở liên kết vùng”.
Tham dự Diễn đàn có ông Cao Đức Phát, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ; Tổng lãnh sự các nước Campuchia, Lào, Italia tại TPHCM, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng gần 500 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành trong vùng kinh tế Đông Nam bộ.
Sau Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần thứ I diễn ra tại TP HCM vào tháng 9-2016, đại diện đơn vị chủ trì là Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND các tỉnh vùng Đông Nam bộ, cùng các chuyên gia đều có chung nhận định: Vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang đứng trước một cơ hội lớn – cơ hội phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, với đòn bẩy liên kết thành một không gian kinh tế thống nhất, có sự quy hoạch tổng thể chung của vùng bao gồm cả quy hoạch phát triển, xây dựng, vùng nguyên liệu, các cụm, chuỗi, khu công nghiệp, đô thị, kết nối hạ tầng, nguồn nhân lực và môi trường.
Nhiều năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết 53 ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và kinh tế phía Nam tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đông Nam bộ đã đạt được những thành tự to lớn. Đến nay, vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 lần đến 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.
Những năm qua, các địa phương vùng Đông Nam bộ phát triển ngày càng năng động, đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều lĩnh vực như điện tử, phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch; đã phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và cả nước.
Tham dự Diễn đàn có ông Cao Đức Phát, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương; TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ; Tổng lãnh sự các nước Campuchia, Lào, Italia tại TPHCM, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng gần 500 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành trong vùng kinh tế Đông Nam bộ.
Sau Diễn đàn Kinh tế Đông Nam Bộ lần thứ I diễn ra tại TP HCM vào tháng 9-2016, đại diện đơn vị chủ trì là Ban Kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND các tỉnh vùng Đông Nam bộ, cùng các chuyên gia đều có chung nhận định: Vùng kinh tế Đông Nam Bộ đang đứng trước một cơ hội lớn – cơ hội phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững, với đòn bẩy liên kết thành một không gian kinh tế thống nhất, có sự quy hoạch tổng thể chung của vùng bao gồm cả quy hoạch phát triển, xây dựng, vùng nguyên liệu, các cụm, chuỗi, khu công nghiệp, đô thị, kết nối hạ tầng, nguồn nhân lực và môi trường.
Nhiều năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết 53 ngày 29-8-2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và kinh tế phía Nam tới năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Đông Nam bộ đã đạt được những thành tự to lớn. Đến nay, vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 lần đến 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.
Những năm qua, các địa phương vùng Đông Nam bộ phát triển ngày càng năng động, đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững ở nhiều lĩnh vực như điện tử, phần mềm, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, viễn thông, du lịch; đã phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn như: Khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng công nghiệp hóa của vùng và cả nước.
Tuy nhiên, theo ông Cao Đức Phát, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, sự phát triển của vùng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Theo đó, vùng Đông Nam bộ về cơ bản vẫn chưa chuyển đổi thành công sang mô hình tăng trưởng với giá trị gia tăng cao, quản trị hiện đại, trong đó hàm lượng công nghệ và tri thức đóng vai trò quyết định. Kết cầu hạ tầng của vùng chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông đuờng bộ, đường thủy, cảng biển chưa thực sự kết nối tốt, chưa hiện đại, chi phí cao; chưa hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt; chất lượng đô thị còn thấp, các khu công nghiệp chồng chéo về chức năng; các trung tâm đô thị trong vùng kém kết nối cả về giao thông, chức năng kinh tế và dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, vùng chậm hình thành các trung tâm khoa học, công nghệ sáng tạo trình độ quốc tế, ít sáng chế công nghệ, đóng góp khoa học công nghệ chưa cao vào mô hình tăng trưởng; giữa các tỉnh, thành phố còn thiếu sự phối hợp, thậm chí cạnh tranh nhau về chính sách, hệ thống dịch vụ công... làm chậm hình thành một không gian kinh tế vùng thống nhất. Mặc dù có Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm, Ban Chỉ đạo, nhưng các tổ chức này họat động kém hiệu quả do thiếu cơ chế có hiệu lực để thực thi các quyết sách được thống nhất. Ông Cao Đức Phát cho rằng những kiến nghị, đề xuất của Diễn đàn không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn góp phần quan trọng để hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh liên kết và phát triển kinh tế - xã hội các vùng khác trong phạm vi cả nước. Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, nếu so sánh với các vùng kinh tế khác trong cả nước như miền Trung, Tây nguyên hay ĐBSCL thì vùng Đông Nam bộ có lợi thế hơn hẳn. Cái mà các vùng kinh tế khác thiếu thì ở đây lại khá mạnh. Cụ thể, vùng có đầu tàu rất mạnh là TPHCM đã và đang là vùng kinh tế lớn của cả nước. Có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đóng trụ sở tại TPHCM và bước đầu cũng đã có thể chế là có hội đồng của vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, đối với vùng Đông Nam bộ thì khái niệm này rộng hơn so với vùng kinh tế trọng điểm. Chính vì vậy, cho nên chúng ta sẽ phải bàn về cách vận hành của hội đồng này.
“Trong lịch sử, TPHCM đã đóng vai trò “anh Hai” trong nền kinh tế của cả khu vực. TPHCM đã thực sự đóng vai trò dẫn dắt khá thành công khi có nhiều mô hình đột phá cho sự phát triển. Bình Dương cũng là ví dụ điển hình của việc xây dựng mô hình kinh tế thành công đối với một thành phố công nghiệp. Những mô hình cải cách dẫn đầu Việt Nam cũng đã hình thành ở khu vực Đông Nam bộ. Tôi nghĩ rằng sự sáng tạo trong cải cách, vai trò dẫn đầu… nó nằm trong máu thịt của chính quyền và người dân khu vực này”, ông Lộc khẳng định.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, trong thời gian tới, TPHCM sẽ được đề xuất làm chủ tịch hội đồng vùng, sẽ đóng vai trò dẫn dắt và không có sự lựa chọn nào tốt hơn. Chính sự phát triển của TPHCM sẽ tạo nên trung tâm lan tỏa trong khu vực. Phương châm quan trọng trong phát triển kinh tế vùng chính là phương châm cùng thắng. Mà muốn cùng thắng thì phải xử lý được mối quan hệ giữa trung tâm và vệ tinh; giữa việc hội tụ và lan tỏa trong sự phát triển của khu vực.