Du học Hoa Kỳ và một số điều cần biết

Sau khi Chuyên trang “Giáo dục - Đào tạo & Hội  nhập” đăng bài “Giao lưu văn hóa tại Hoa Kỳ (HK) cho HS trung học”, nhiều bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi liên quan đến chương trình SMG và vấn đề du học HK nói chung. Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến từ các ông: Craig Brewer và Dal Swain - Chủ tịch điều hành chương trình trung học và ĐH cuả tổ chức SMG.
Du học Hoa Kỳ và một số điều cần biết

Sau khi Chuyên trang “Giáo dục - Đào tạo & Hội  nhập” đăng bài “Giao lưu văn hóa tại Hoa Kỳ (HK) cho HS trung học”, nhiều bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi liên quan đến chương trình SMG và vấn đề du học HK nói chung. Chúng tôi xin giới thiệu một số ý kiến từ các ông: Craig Brewer và Dal Swain - Chủ tịch điều hành chương trình trung học và ĐH cuả tổ chức SMG.

Du học Hoa Kỳ và một số điều cần biết ảnh 1

Học sinh tìm hiểu thông tin du học.
Ảnh: D.A.

Về chương trình SMG, ngoài phần Giao lưu văn hóa cho HS trung học, còn có các phần học khác tại HK: học Anh văn, trung học tự túc, cao đẳng, đại học, cao học, thực tập sinh, đào tạo nghề. Theo ông Dal Swain, nếu muốn học một trường ĐH ở HK, có nhiều vấn đề cần chuẩn bị: học môn gì? (cơ khí, lịch sử hay nghệ thuật…); Chương trình 2 năm hay 4 năm; Chương trình đào tạo thạc sĩ?...

Đầu tiên HS phải trình được kết quả học trung học và cho biết về trường đã học. Nhiều HS thắc mắc: với học lực không giỏi, HS có cơ hội du học ở HK không? Theo ông, có rất nhiều HS chỉ có mức học trung bình hoặc trên trung bình chút ít nhưng vẫn du học được vì HK có nhiều chương trình và các phương pháp đào tạo thích hợp. Hiện HK có 6.000 trường ĐH với nhiều  chuyên ngành khác nhau để HS lựa chọn. HS cũng cần có điểm TOEFL và khả năng tiếng Anh để học ở các trường của HK. Nhiều HS VN là HS giỏi ở các trường ĐH tại HK. Nếu tiếng Anh của HS chưa đủ, cũng có một số trường ở HK chấp nhận cho HS học tiếng Anh.

- HS muốn du học bậc trung học tại HK phải học hết ít nhất là lớp 9 tại VN với học lực khá trở lên để có thể học năm tiếp theo tại HK. (Không yêu cầu TOEFL, chỉ làm bài kiểm tra Anh văn SLEP).Với những HS học trung học 1 năm ở HK, nếu có cơ hội, có thể quay lại học cử nhân; hoặc sau khi học xong ĐH ở VN có thể sang HK học tiếp cao học hoặc tiến sĩ, quan trọng là chọn được ngành thích hợp.

Chương trình giáo dục ở các trường trung học ở HK như nhau, chỉ khác đối với các lớp nâng cao. Ngoài chương trình “Giao lưu văn hóa cho HS trung học”, các trường công lập ở HK không nhận HS quốc tế.

- Với Trường cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) tại  HK: HS hoàn tất ít nhất lớp 11 tại VN với học lực trung bình khá trở lên. (Không yêu cầu TOEFL, nhưng có TOEFL hoặc IELTS sẽ dễ thuyết phục hơn khi phỏng vấn- chỉ làm bài kiểm tra Anh văn (SLEP).

Sinh viên (SV)  có thể học chương trình cao đẳng 2 năm, sau đó học tiếp ĐH. 2 năm đầu của chương trình ĐH ở các trường đều giống nhau (ĐH đại cương), để có kiến thức tổng quát (về nghệ thuật, khoa học, lịch sử…). Tại các trường CĐCĐ có các lớp học nhỏ, có nhiều dịch vụ phục vụ giá thấp. Sau 2 năm, SV có thể chuyển đến hầu hết các trường ĐH khác.

Bậc ĐH: HS tốt nghiệp THPT tại VN có thể vào học thẳng ĐH tại HK.

Thạc sĩ: HS tốt nghiệp ĐH hoặc cao đẳng tại VN (nên có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 2 năm. Tuy nhiên vẫn có thể học bậc thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp dù chưa có kinh nghiệm làm việc). Với ĐH và Thạc sĩ: HS cần có TOEFL tối thiểu 550. Nếu HS chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ Anh văn, có thể học các lớp Anh văn khi sang HK. (Hiện có các công ty tư vấn du học có thể giới thiệu miễn phí cho khách hàng về hệ thống trường Cao đẳng- ĐH, không yêu cầu tiếng Anh khi làm hồ sơ du học, nhưng HS cần có khả năng tiếng Anh đủ để trả lời phỏng vấn khi xin visa).

- Về học bổng, có rất ít học bổng từ trường CĐCĐ cho HS quốc tế. Nhiều HS quan tâm đến việc làm thêm để có tiền trang trải một số chi phí. Có hai cách chính để kiếm tiền theo học ở HK:

* Với các trường ĐH quốc gia, SV có thể nhận được những khoản hỗ trợ nhỏ: giảm học phí nếu có điểm từ 3.0 trở lên (theo hệ thống điểm 5.0). Không phải tất cả, nhưng có nhiều trường ở HK thực hiện cách này.

* Làm việc ở thư viện (tối đa 20 giờ/tuần). Đây đồng thời cũng là cơ hội tốt cho việc kết bạn, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện tiếng Anh bởi thư viện có nhiều sách vở.

- Học tiếng Anh: Nếu kết quả học trung học tốt, điểm TOEFL cao, HS có thể gửi đơn xin học ĐH (tùy trường, sẽ có yêu cầu về trình độ tiếng Anh khác nhau). Nhiều HS VN khó kiếm điểm TOEFL cao, do ở VN, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính. Với các khóa học tiếng Anh ở HK, mỗi ngày phải học 6 giờ tiếng Anh. Ngoài ra, nếu HS sống trong các gia đình người Mỹ hoặc ở ký túc xá với SV  quốc tế thì tiếng Anh có khả năng được cải thiện nhiều.

- Điều kiện về tài chính để xin visa: Người  bảo trợ cho HS cần chứng minh có tiền trong tài khoản ngân hàng (đủ trang trải ít  nhất 1 năm  học phí và sinh hoạt phí cho HS tại HK). Số tiền này phải có trong ngân hàng ít nhất 3 tháng trước khi nộp đơn xin visa và chứng minh có thu nhập thường xuyên khoảng 1.500 - 2.000 USD/tháng. (Thu nhập có thể từø lương, cho thuê nhà, góp vốn, đầu tư, lợi nhuận từ doanh nghiệp…). HS du học HK phải có đủ hai điều kiện trên (không chứng minh tài chính bằng cách thế chấp tài sản cho ngân hàng như với trường hợp du học Úc hoặc Anh).

- Nên bắt đầu du học từ lúc nào? Các nhà tư vấn khuyên phụ huynh không nên cho con em đi du học quá sớm, bởi sự thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc, giáo dục cuả gia đình sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường cuả các em. Các em có thể bắt đầu du học khi học xong lớp 9. Du học ở thời điểm này cũng giúp các em dễ hòa nhập và thành công khi học ĐH ở HK.

Với các trường hợp sau khi học 2 năm CĐCĐ tại HK theo chương trình SMG, nếu muốn học tiếp vào ĐH, HS sẽ được giúp hoàn thành và chuyển hồ sơ xét tuyển vào ĐH. Các trường cao đẳng không có học bổng, nhưng có chương trình hỗ trợ cho SV quốc tế (hỗ trợ việc làm thêm - việc HS đi làm thêm cũng được ghi nhận với ý nghĩa là có đóng góp cho trường; được xin cấp học bổng ĐH).

DIỆU ANH

Tin cùng chuyên mục