Gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp hoạt động không đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình rút tên đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ngoài ra, UBND TPHCM cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình các cấp có thẩm quyền về việc sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính; trong đó, bổ sung biện pháp cưỡng chế hình thức ngưng cung cấp điện, nước để cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành nghiêm quyết định xử phạt. Phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, bổ sung các quy định ràng buộc trong việc cung cấp điện, nước cho các cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khi các đơn vị này vi phạm hành chính thuộc trường hợp buộc tạm đình chỉ hoạt động.
Trong thời gian tới, TPHCM sẽ tiếp tục đôn đốc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để; thường xuyên giám sát các cơ sở đã thực hiện rút tên, tránh để xảy ra trường hợp tái vi phạm; tập trung nhiều nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X về Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020; trong đó, tập trung kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm, chất thải; cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; góp phần xây dựng thành phố sạch, xanh, bền vững. Thông qua việc triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội, TPHCM sẽ nghiên cứu đề xuất tăng các loại phí, lệ phí và đề xuất các loại phí, lệ phí mới vào hoạt động doanh nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường.

Tin cùng chuyên mục