Mặt khác, ngành giáo dục cũng quyết tâm nâng cao đầu vào để nâng chất lượng sinh viên sư phạm. Điều đó đòi hỏi các địa phương, các trường sư phạm phải có phương án tuyển sinh đủ hấp dẫn để thu hút thí sinh.
Điểm sáng từ Thanh Hóa
Trong bối cảnh đào tạo sư phạm đang có sự thay đổi nhất định trong năm 2018, Thanh Hóa trở thành địa phương chủ động, đột phá trong đào tạo sư phạm theo địa chỉ sử dụng. Cụ thể, từ năm 2018, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức (Thanh Hóa) tổ chức tuyển sinh 4 ngành ĐH sư phạm chất lượng cao là Toán học, Vật lý, Ngữ văn và Lịch sử với 20 chỉ tiêu/ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn giáo viên THPT chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2022-2030.
PGS-TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, cho hay để được chọn vào Đề án đào tạo giáo viên chất lượng cao, thí sinh phải có điểm thi đầu vào ĐH của tổ hợp 3 môn thi xét tuyển từ 24 điểm trở lên (không tính điểm nhân hệ số, nếu có, của từng môn thi), trong đó không có môn nào dưới 5 và môn chủ chốt của ngành đào tạo phải đạt từ 8 trở lên; hoặc ứng viên có đủ điều kiện tuyển thẳng vào ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT. Quá trình học, ứng viên phải nỗ lực để tốt nghiệp loại khá trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập lâu dài. Các sinh viên thuộc Đề án đào tạo giáo viên chất lượng cao sau khi tốt nghiệp sẽ được tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng ngay vào các trường THPT trong tỉnh.
Theo ông Nguyễn Mạnh An, dù điều kiện yêu cầu với thí sinh theo chương trình này là khá cao, nhưng số lượng thí sinh đăng ký vào khá nhiều. Cụ thể, 3 môn Văn, Sử, Toán đều có hơn 150 em đăng ký, môn Lý ít hơn với gần 50 em... Đáng nói là ở Trường ĐH Hồng Đức, chỉ có ngành chất lượng cao mới có thí sinh đăng ký, còn những ngành sư phạm khác rất ít thí sinh đăng ký. Điều đó cho thấy ngành sư phạm vẫn rất hấp dẫn người giỏi nếu như các em được cam kết việc làm sau khi ra trường. Thanh Hóa dự kiến sẽ mở rộng đề án, bổ sung các ngành đào tạo chất lượng cao hệ ĐH ngành sư phạm Hóa học, Sinh học, Địa lý và Tiếng Anh theo đơn đặt hàng của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa hiện thừa “thầy” nhưng nằm ở bộ phận kém chất lượng. Số giáo viên này vẫn phải được sử dụng sau khi đã đào tạo lại. Thừa nhưng vẫn phải vẫn tuyển nhiều chỉ tiêu chất lượng cao vì Thanh Hóa có 105 trường phổ thông, nhu cầu giáo viên rất lớn, 80 người học chương trình chất lượng cao ra trường vào 2020 vẫn không đáp ứng đủ, thậm chí chỉ như muối bỏ biển. “Ngành sư phạm quan trọng nhất là việc làm, còn miễn học phí hay không không quan trọng. Thực tế có nhiều em học ĐH sư phạm ra thất nghiệp, phải giấu bằng ĐH quay lại học trung cấp 2 năm để đi dạy mầm non”, ông An cho hay.
Cần giải pháp đồng bộ
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2018 là 455.174 chỉ tiêu, tăng 1,2% so với năm trước. Nhưng riêng với ngành sư phạm, tổng chỉ tiêu giảm rất mạnh - tới 38%. Cụ thể, tổng chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm ngoái) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3%). Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước. Lý do giảm chỉ tiêu bởi Bộ GD-ĐT đã có khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và nhân lực giáo viên trong 5 năm theo cấp học và môn học.
Tại sao điểm sàn sư phạm thấp? Tại sao ngành sư phạm không thể thu hút được những học sinh có học lực giỏi vào học? Xung quanh vấn đề đào tạo sư phạm, đã có quá nhiều ý kiến về phân tích. Diễn đàn Quốc hội cũng đã nhiều lần nóng lên với vấn đề này, nhất là hiện nay Quốc hội đang bàn thảo Luật Giáo dục sửa đổi, trong đó thay cơ chế miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng chính sách cho vay tín dụng, ra trường nếu không đi dạy phải hoàn trả học phí đã vay. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến đều khẳng định, điều quan trọng đối với đào tạo sư phạm là phải bảo đảm có việc làm. Nếu người học ra trường có việc làm thì chắc chắn sẽ có nhiều học sinh giỏi theo ngành sư phạm, còn vấn đề học phí chỉ là thứ yếu. Khi người học biết rằng họ có khả năng có việc làm, chắc chắn nhiều em khá giỏi sẽ đầu quân cho sư phạm. Và chỉ lúc đó, “máy cái” của ngành giáo dục mới được bảo đảm.
Nói về giải pháp của tỉnh Thanh Hóa, nguyên hiệu trưởng một trường đào tạo ngành sư phạm tại TPHCM, cho rằng: “Đây là một tín hiệu mừng để giải cứu cho ngành sư phạm. Tuy nhiên, cách làm này mang tính nhỏ lẻ và cũng chưa tạo sự an tâm cho người học. Nên chăng, trong đề án, tỉnh Thanh Hóa công khai minh bạch bằng bản cam kết đảm bảo đầu ra (bao việc làm) cho người học, mức lương bao nhiêu, có đủ sống hay không, hay vẫn phải ký hợp đồng từng năm với mức lương vài ba triệu, rồi sau đó phải “chạy” thi tuyển để vào công chức”. Nguyên trưởng phòng đào tạo một trường sư phạm tại TPHCM băn khoăn: “Các giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra với ngành sư phạm hay điểm sáng từ tỉnh Thanh Hóa mới là giải pháp phần ngọn, chưa phải là giải pháp căn cơ để “giải cứu” nhân lực cho ngành sư phạm. Còn nhớ câu chuyện cách đây vài năm, mấy chục cử nhân sư phạm học hệ cử tuyển (địa phương lo toàn bộ chi phí) ra trường phải ngồi chơi xơi nước, bằng thì bị giam, muốn đem bằng đi xin việc khác cũng không được”.
Do đó, cái người học cần là một giải pháp đồng bộ từ Chính phủ thì khi đó các bộ, ngành sẽ thông suốt. Nếu không thì cho dù có miễn học phí đi chăng nữa cũng khó mà thu hút người học, người học giỏi lại càng khó. Một khi ra trường đảm bảo việc làm, mức lương đủ sống thì lúc đó tự động người giỏi sẽ vào ngành sư phạm.
Điểm sáng từ Thanh Hóa
Trong bối cảnh đào tạo sư phạm đang có sự thay đổi nhất định trong năm 2018, Thanh Hóa trở thành địa phương chủ động, đột phá trong đào tạo sư phạm theo địa chỉ sử dụng. Cụ thể, từ năm 2018, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức (Thanh Hóa) tổ chức tuyển sinh 4 ngành ĐH sư phạm chất lượng cao là Toán học, Vật lý, Ngữ văn và Lịch sử với 20 chỉ tiêu/ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn giáo viên THPT chất lượng cao của tỉnh giai đoạn 2022-2030.
PGS-TS Nguyễn Mạnh An, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức, cho hay để được chọn vào Đề án đào tạo giáo viên chất lượng cao, thí sinh phải có điểm thi đầu vào ĐH của tổ hợp 3 môn thi xét tuyển từ 24 điểm trở lên (không tính điểm nhân hệ số, nếu có, của từng môn thi), trong đó không có môn nào dưới 5 và môn chủ chốt của ngành đào tạo phải đạt từ 8 trở lên; hoặc ứng viên có đủ điều kiện tuyển thẳng vào ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT. Quá trình học, ứng viên phải nỗ lực để tốt nghiệp loại khá trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe đảm bảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập lâu dài. Các sinh viên thuộc Đề án đào tạo giáo viên chất lượng cao sau khi tốt nghiệp sẽ được tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng ngay vào các trường THPT trong tỉnh.
Theo ông Nguyễn Mạnh An, dù điều kiện yêu cầu với thí sinh theo chương trình này là khá cao, nhưng số lượng thí sinh đăng ký vào khá nhiều. Cụ thể, 3 môn Văn, Sử, Toán đều có hơn 150 em đăng ký, môn Lý ít hơn với gần 50 em... Đáng nói là ở Trường ĐH Hồng Đức, chỉ có ngành chất lượng cao mới có thí sinh đăng ký, còn những ngành sư phạm khác rất ít thí sinh đăng ký. Điều đó cho thấy ngành sư phạm vẫn rất hấp dẫn người giỏi nếu như các em được cam kết việc làm sau khi ra trường. Thanh Hóa dự kiến sẽ mở rộng đề án, bổ sung các ngành đào tạo chất lượng cao hệ ĐH ngành sư phạm Hóa học, Sinh học, Địa lý và Tiếng Anh theo đơn đặt hàng của tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa hiện thừa “thầy” nhưng nằm ở bộ phận kém chất lượng. Số giáo viên này vẫn phải được sử dụng sau khi đã đào tạo lại. Thừa nhưng vẫn phải vẫn tuyển nhiều chỉ tiêu chất lượng cao vì Thanh Hóa có 105 trường phổ thông, nhu cầu giáo viên rất lớn, 80 người học chương trình chất lượng cao ra trường vào 2020 vẫn không đáp ứng đủ, thậm chí chỉ như muối bỏ biển. “Ngành sư phạm quan trọng nhất là việc làm, còn miễn học phí hay không không quan trọng. Thực tế có nhiều em học ĐH sư phạm ra thất nghiệp, phải giấu bằng ĐH quay lại học trung cấp 2 năm để đi dạy mầm non”, ông An cho hay.
Cần giải pháp đồng bộ
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm 2018 là 455.174 chỉ tiêu, tăng 1,2% so với năm trước. Nhưng riêng với ngành sư phạm, tổng chỉ tiêu giảm rất mạnh - tới 38%. Cụ thể, tổng chỉ tiêu vào các trường sư phạm là 35.590, số chỉ tiêu xét kết quả thi THPT quốc gia là 24.369 (giảm 22,8% so với năm ngoái) và các phương thức khác là 11.221 (giảm 55,3%). Tổng số nguyện vọng sư phạm là 125.261, giảm 29% so với năm trước. Lý do giảm chỉ tiêu bởi Bộ GD-ĐT đã có khảo sát về nhu cầu tuyển dụng và nhân lực giáo viên trong 5 năm theo cấp học và môn học.
Tại sao điểm sàn sư phạm thấp? Tại sao ngành sư phạm không thể thu hút được những học sinh có học lực giỏi vào học? Xung quanh vấn đề đào tạo sư phạm, đã có quá nhiều ý kiến về phân tích. Diễn đàn Quốc hội cũng đã nhiều lần nóng lên với vấn đề này, nhất là hiện nay Quốc hội đang bàn thảo Luật Giáo dục sửa đổi, trong đó thay cơ chế miễn học phí cho sinh viên sư phạm bằng chính sách cho vay tín dụng, ra trường nếu không đi dạy phải hoàn trả học phí đã vay. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến đều khẳng định, điều quan trọng đối với đào tạo sư phạm là phải bảo đảm có việc làm. Nếu người học ra trường có việc làm thì chắc chắn sẽ có nhiều học sinh giỏi theo ngành sư phạm, còn vấn đề học phí chỉ là thứ yếu. Khi người học biết rằng họ có khả năng có việc làm, chắc chắn nhiều em khá giỏi sẽ đầu quân cho sư phạm. Và chỉ lúc đó, “máy cái” của ngành giáo dục mới được bảo đảm.
Nói về giải pháp của tỉnh Thanh Hóa, nguyên hiệu trưởng một trường đào tạo ngành sư phạm tại TPHCM, cho rằng: “Đây là một tín hiệu mừng để giải cứu cho ngành sư phạm. Tuy nhiên, cách làm này mang tính nhỏ lẻ và cũng chưa tạo sự an tâm cho người học. Nên chăng, trong đề án, tỉnh Thanh Hóa công khai minh bạch bằng bản cam kết đảm bảo đầu ra (bao việc làm) cho người học, mức lương bao nhiêu, có đủ sống hay không, hay vẫn phải ký hợp đồng từng năm với mức lương vài ba triệu, rồi sau đó phải “chạy” thi tuyển để vào công chức”. Nguyên trưởng phòng đào tạo một trường sư phạm tại TPHCM băn khoăn: “Các giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra với ngành sư phạm hay điểm sáng từ tỉnh Thanh Hóa mới là giải pháp phần ngọn, chưa phải là giải pháp căn cơ để “giải cứu” nhân lực cho ngành sư phạm. Còn nhớ câu chuyện cách đây vài năm, mấy chục cử nhân sư phạm học hệ cử tuyển (địa phương lo toàn bộ chi phí) ra trường phải ngồi chơi xơi nước, bằng thì bị giam, muốn đem bằng đi xin việc khác cũng không được”.
Do đó, cái người học cần là một giải pháp đồng bộ từ Chính phủ thì khi đó các bộ, ngành sẽ thông suốt. Nếu không thì cho dù có miễn học phí đi chăng nữa cũng khó mà thu hút người học, người học giỏi lại càng khó. Một khi ra trường đảm bảo việc làm, mức lương đủ sống thì lúc đó tự động người giỏi sẽ vào ngành sư phạm.
Năm 2018, sư phạm là ngành duy nhất mà Bộ GD-ĐT vẫn nắm quyền định điểm sàn đầu vào. Bộ cũng đưa ra yêu cầu xét đầu vào cao hơn các năm trước. Hai động thái “giảm chỉ tiêu, nâng đầu vào” là nhằm tìm kiếm những em thực sự yêu nghề sư phạm, có học lực khá giỏi, sẽ trở thành đội ngũ giáo viên chất lượng cho tương lai. Đây cũng là cơ hội để các trường sư phạm sẽ phải cơ cấu lại, đổi mới đào tạo nhằm nâng chất lượng đầu ra.