Giảm người hơn giảm lương

(SGGP).– Ngày 10-8, tại hội thảo về tái cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tổ chức ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần sử dụng tối đa nguồn nhân lực, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, để giữ được mức lương khá.

(SGGP).– Ngày 10-8, tại hội thảo về tái cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp tổ chức ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp cần sử dụng tối đa nguồn nhân lực, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, để giữ được mức lương khá.

Ông Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế, Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đưa ra khuyến nghị: “Mạnh tay giảm người, đổi người phù hợp với nhiệm vụ công việc hơn là giảm lương”. Cụ thể, sau khi xác định ngành nghề cốt lõi, cần nhanh chóng thay đổi và dứt khoát cơ cấu lại nguồn nhân lực. Một số đơn vị đã thực hiện việc này hiệu quả như Công ty ADC Cần Thơ (chuyên ngành kinh doanh sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu) từ quy mô 1.200 người giảm trong vòng 9 tháng xuống còn 600 người. Công ty Dream House năm 2008 có 14 sàn, trong 6 tháng cuối năm 2008 giảm còn 4 sàn. Năm 2008, tổng nhân viên của Dream House khoảng 90 người, hiện tại chỉ còn khoảng 15 người…

Việc trả lương cho cán bộ chủ chốt phải gắn với kiệu quả kinh doanh. Nên áp dụng mức lương căn bản, sau đó tính theo doanh số, theo lợi nhuận (có thể một phần tiền lương + một phần cổ phiếu công ty). Ngoài ra, phải xuất phát từ nhu cầu công việc mà bố trí người có năng lực phù hợp, tuyệt đối không vì quan hệ anh em họ hàng; tình cảm mà bố trí công việc.

Để thực hiện thành công, doanh nghiệp cần lập ra một kế hoạch và lộ trình tái cơ cấu lại doanh nghiệp nói chung và cơ cấu nhân lực nói riêng trong thời gian từ 3 - 5 năm.

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục