Đến nay, tuy đã có một số hiệu quả đáng kể nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường. Thực tế đó đòi hỏi phải có thêm nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện một cách bài bản mới giải quyết dứt điểm tình trạng trên.
Nỗ lực của trường học
Sáng 5-10, tại hội thảo “Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục trên địa bàn TP từ năm học 2006-2007 đến nay”, do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP và Sở Giao thông Vận tải tổ chức, đại diện Sở GD-ĐT cho biết, hàng năm sở này đều có văn bản chỉ đạo phòng GD-ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức về chấp hành luật giao thông cho học sinh; chủ động phối hợp với lực lượng chức năng thành lập tổ trật tự hướng dẫn lưu thông cho phụ huynh và học sinh trước cổng trường.
Nỗ lực của trường học
Sáng 5-10, tại hội thảo “Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ của ngành giáo dục trên địa bàn TP từ năm học 2006-2007 đến nay”, do Sở GD-ĐT TPHCM phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển TP và Sở Giao thông Vận tải tổ chức, đại diện Sở GD-ĐT cho biết, hàng năm sở này đều có văn bản chỉ đạo phòng GD-ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức về chấp hành luật giao thông cho học sinh; chủ động phối hợp với lực lượng chức năng thành lập tổ trật tự hướng dẫn lưu thông cho phụ huynh và học sinh trước cổng trường.
Bên cạnh đó, sở yêu cầu tất cả trường học có sân bãi rộng phải tổ chức sắp xếp, mở tất cả cổng chính, cổng phụ cho phụ huynh chạy xe vào đậu trong sân trường chờ đón học sinh. Nơi nào không có sân bãi rộng, nhà trường phối hợp với UBND phường, xã tìm đất trống lân cận (như sân nhà thờ, trung tâm thể dục thể thao, trung tâm văn hóa quận, huyện…) tổ chức chỗ đậu xe cho phụ huynh.
Từ năm học 2006-2007 đến nay, ngành giáo dục đã điều chỉnh giờ vào học và giờ ra về của các bậc tiểu học, THCS, THPT trễ hơn 15 phút so với giờ quy định trước đó, nhằm giãn mật độ giao thông. Cụ thể, giờ ra về buổi chiều của tiểu học được điều chỉnh từ 16 giờ 30 thành 16 giờ 45. Bậc THCS điều chỉnh từ 17 giờ thành 17 giờ 15 và THPT từ 17 giờ 15 thành 17 giờ 30. Thay đổi này đã giúp giảm đáng kể tình trạng ùn ứ giao thông trước cổng trường.
Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Thanh Hiệp, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, địa phương còn yêu cầu các đơn vị trường học trên địa bàn quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền chấp hành luật giao thông đến cha mẹ học sinh, yêu cầu phụ huynh cam kết không cho học sinh đi học bằng xe máy, khi đưa đón con phụ huynh không được dừng, đậu xe dưới lòng đường và trước cổng trường mà phải đứng cách xa khu vực cổng, hạn chế đưa đón học sinh bằng ô tô. Đối với các trường học cùng nằm trên một tuyến đường, hiệu trưởng các đơn vị phải họp và thống nhất giờ vào học, giờ ra về lệch nhau giữa các đơn vị, đồng thời sắp xếp giờ ra về lệch nhau giữa từng khối lớp để hạn chế tình trạng tập trung học sinh đông đúc tại cổng vào cùng thời điểm.
Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ
Theo ông Nguyễn Văn Nguyện, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, việc bố trí giờ học và giờ ra về trong trường học hiện nay cần đồng bộ nhiều hơn nữa ở phạm vi rộng hơn là giữa các ngành, đoàn thể trong xã hội. Bởi thực tế hiện nay cho thấy, học sinh mầm non tan học lúc 16 giờ, tiểu học ra về lúc 16 giờ 45 nhưng phụ huynh là cán bộ, công chức đến 17 giờ mới hết giờ làm việc, không kịp chạy đến trường đón con. Ngoài ra, theo ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, sắp tới TPHCM sẽ thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức không cần hộ khẩu TP nên sẽ kéo theo bài toán di dân tự do, không chỉ một người mà cả gia đình lên TPHCM học tập, sinh sống, dự báo dân số cơ học sẽ gia tăng rất lớn, đồng nghĩa với áp lực lớn hơn về quản lý giao thông. Vì vậy, nếu không sớm có những tính toán, chuẩn bị, quy hoạch tổng thể, thì giao thông của TP sẽ rơi vào cảnh càng điều chỉnh càng rối, giảm kẹt xe nơi này nhưng ùn cứ nơi khác.
Trước thực tế đó, ông Hoàng Phúc Dũng, Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT), kiến nghị ngoài việc bố trí lệch giờ giữa các bậc học, Viện Nghiên cứu phát triển TP cần tổ chức lấy thêm ý kiến người dân để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc giảm ùn tắc giao thông trước cổng trường, bước đầu nên thí điểm tại một số khu vực để rút kinh nghiệm trước khi áp dụng đại trà, tránh tạo tâm lý hoang mang, bức xúc trong nhân dân. Trước mắt, các sở, ngành kiến nghị UBND TP tiếp tục thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ đối với ngành giáo dục vì đã ổn định nhiều năm qua, nhưng về lâu dài cần thêm nhiều giải pháp như mạnh tay xử lý hàng rong trước cổng trường, đẩy mạnh hoạt động của các loại hình vận tải hành khách công cộng để tăng thêm lựa chọn phương tiện di chuyển cho người dân.
Từ năm học 2006-2007 đến nay, ngành giáo dục đã điều chỉnh giờ vào học và giờ ra về của các bậc tiểu học, THCS, THPT trễ hơn 15 phút so với giờ quy định trước đó, nhằm giãn mật độ giao thông. Cụ thể, giờ ra về buổi chiều của tiểu học được điều chỉnh từ 16 giờ 30 thành 16 giờ 45. Bậc THCS điều chỉnh từ 17 giờ thành 17 giờ 15 và THPT từ 17 giờ 15 thành 17 giờ 30. Thay đổi này đã giúp giảm đáng kể tình trạng ùn ứ giao thông trước cổng trường.
Thêm vào đó, theo ông Nguyễn Thanh Hiệp, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, địa phương còn yêu cầu các đơn vị trường học trên địa bàn quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền chấp hành luật giao thông đến cha mẹ học sinh, yêu cầu phụ huynh cam kết không cho học sinh đi học bằng xe máy, khi đưa đón con phụ huynh không được dừng, đậu xe dưới lòng đường và trước cổng trường mà phải đứng cách xa khu vực cổng, hạn chế đưa đón học sinh bằng ô tô. Đối với các trường học cùng nằm trên một tuyến đường, hiệu trưởng các đơn vị phải họp và thống nhất giờ vào học, giờ ra về lệch nhau giữa các đơn vị, đồng thời sắp xếp giờ ra về lệch nhau giữa từng khối lớp để hạn chế tình trạng tập trung học sinh đông đúc tại cổng vào cùng thời điểm.
Cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ
Theo ông Nguyễn Văn Nguyện, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Bình Chánh, việc bố trí giờ học và giờ ra về trong trường học hiện nay cần đồng bộ nhiều hơn nữa ở phạm vi rộng hơn là giữa các ngành, đoàn thể trong xã hội. Bởi thực tế hiện nay cho thấy, học sinh mầm non tan học lúc 16 giờ, tiểu học ra về lúc 16 giờ 45 nhưng phụ huynh là cán bộ, công chức đến 17 giờ mới hết giờ làm việc, không kịp chạy đến trường đón con. Ngoài ra, theo ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, sắp tới TPHCM sẽ thực hiện tuyển dụng công chức, viên chức không cần hộ khẩu TP nên sẽ kéo theo bài toán di dân tự do, không chỉ một người mà cả gia đình lên TPHCM học tập, sinh sống, dự báo dân số cơ học sẽ gia tăng rất lớn, đồng nghĩa với áp lực lớn hơn về quản lý giao thông. Vì vậy, nếu không sớm có những tính toán, chuẩn bị, quy hoạch tổng thể, thì giao thông của TP sẽ rơi vào cảnh càng điều chỉnh càng rối, giảm kẹt xe nơi này nhưng ùn cứ nơi khác.
Trước thực tế đó, ông Hoàng Phúc Dũng, Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (Sở GTVT), kiến nghị ngoài việc bố trí lệch giờ giữa các bậc học, Viện Nghiên cứu phát triển TP cần tổ chức lấy thêm ý kiến người dân để tìm ra giải pháp tối ưu cho việc giảm ùn tắc giao thông trước cổng trường, bước đầu nên thí điểm tại một số khu vực để rút kinh nghiệm trước khi áp dụng đại trà, tránh tạo tâm lý hoang mang, bức xúc trong nhân dân. Trước mắt, các sở, ngành kiến nghị UBND TP tiếp tục thực hiện đề án lệch ca, lệch giờ đối với ngành giáo dục vì đã ổn định nhiều năm qua, nhưng về lâu dài cần thêm nhiều giải pháp như mạnh tay xử lý hàng rong trước cổng trường, đẩy mạnh hoạt động của các loại hình vận tải hành khách công cộng để tăng thêm lựa chọn phương tiện di chuyển cho người dân.
Theo TS Dư Phước Tân, Trưởng phòng Nghiên cứu quản lý đô thị (Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM), hiện nay học sinh tiểu học và THCS đang chiếm số lượng đông nhất trong tổng số các bậc học. Đây lại là 2 bậc học chủ yếu cần phụ huynh đưa đón vì học sinh chưa có khả năng tự đi học, nên đặt ra áp lực rất lớn vào việc nghiên cứu, điều chỉnh giờ học, giờ ra về để hạn chế tình trạng ùn ứ. “Điều chỉnh là cần thiết nhưng không được làm xáo trộn cuộc sống của người dân, nên chỉ có thể giãn cách nhau 15 - 30 phút là phù hợp”, ông Tân bày tỏ.