Hội thảo quốc tế biển Đông do Viện Đông phương học tổ chức 2 năm một lần, lần đầu tiên vào năm 2013.
Tham dự hội thảo năm nay có hơn 30 đại biểu là các học giả, các chuyên gia nổi tiếng về an ninh, hợp tác quốc tế và về khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, xung đột trên biển Đông nói riêng đến từ nhiều nước trên thế giới như Nga, Singapore, Australia, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Bỉ... Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm của giới truyền thông Nga và nước ngoài.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã thống nhất đưa ra những khuyến nghị nhằm sớm giải quyết cuộc xung đột trên biển Đông: Trung Quốc phải ngừng ngay việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, đảm bảo các nguyên tắc tự do hàng hải, trong khi đó, Mỹ cũng phải hạn chế việc đưa các tàu chiến đến vùng biển tranh chấp; các bên cần nhanh chóng ký kết và thực hiện đầy đủ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); các bên cần tích cực tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương để sớm tìm ra hướng giải quyết, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu và các quốc gia như Australia, Nga và Ấn Độ cùng tham gia vào tiến trình giải quyết cuộc xung đột.
Tham dự hội thảo năm nay có hơn 30 đại biểu là các học giả, các chuyên gia nổi tiếng về an ninh, hợp tác quốc tế và về khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, xung đột trên biển Đông nói riêng đến từ nhiều nước trên thế giới như Nga, Singapore, Australia, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Bỉ... Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm của giới truyền thông Nga và nước ngoài.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu đã thống nhất đưa ra những khuyến nghị nhằm sớm giải quyết cuộc xung đột trên biển Đông: Trung Quốc phải ngừng ngay việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, đảm bảo các nguyên tắc tự do hàng hải, trong khi đó, Mỹ cũng phải hạn chế việc đưa các tàu chiến đến vùng biển tranh chấp; các bên cần nhanh chóng ký kết và thực hiện đầy đủ Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); các bên cần tích cực tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương để sớm tìm ra hướng giải quyết, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu và các quốc gia như Australia, Nga và Ấn Độ cùng tham gia vào tiến trình giải quyết cuộc xung đột.