Hồn Việt trong tranh đá quý

Hồn Việt trong tranh đá quý
Hồn Việt trong tranh đá quý ảnh 1

Tại 19B Võ Văn Tần (quận 3) có một không gian xinh xắn của tranh đá quý. Nguyên liệu để tạo nên bức tranh được lấy từ đá có nguồn gốc trong tự nhiên: đá xanh được khai thác ở Gia Nghĩa – Di Linh; đá đỏ được khai thác ở Yên Bái, Nghệ An.

Đá sau khi khai thác được giã trong cối sắt để tạo ra các kích cỡ, hình dạng, độ sáng bóng khác nhau tùy thuộc vào từng bức tranh.

Tất cả được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên rất tinh xảo. Hiện nay tranh đá quý có 3 thể loại: tranh nổi, tranh mịn, tranh vừa nổi vừa mịn.

Các tác phẩm như thấm hồn Việt thông qua những viên đá được khai thác từ lòng đất Việt. Cái mới ở đây là các nghệ nhân đã tạo nên nét duyên vừa mềm mại vừa sắc sảo khắc họa hình ảnh con người, phong cảnh đặc trưng của mỗi vùng.

Đặc biệt nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2005) các nghệ nhân đã cho ra đời bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên liệu và những gam màu nguyên thủy từ đá. Sắp tới bức chân dung sẽ được trưng bày tại Dinh Thống Nhất.

Hiện nay tranh đá quý còn mang tính thủ công với quy mô nhỏ. Theo ông Đinh Gia Diên – Giám đốc Công ty Gia Gia cho biết: “Mục đích chính của chúng tôi là mở rộng và phát triển nghề làm tranh đá quý như một nghề truyền thống thực sự ở Việt Nam.

Đặc biệt chúng tôi sẽ mở lớp đào tạo cho các nghệ nhân khuyết tật trong tương lai”. Có thể nói sự phá cách của đá và tâm huyết của những người làm nghề đã tạo nên cái hồn rất riêng của tranh đá quý. 

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

Tin cùng chuyên mục