IMF dự báo: Việt Nam tăng trưởng GDP dưới 6%

(SGGP).- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hoàn tất báo cáo thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012. IMF dự báo lạm phát trong năm nay của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 1 con số nhưng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chậm lại, đạt mức dưới 6%. Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng khá dù thâm hụt cán cân vãng lai tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt của năm 2010 trở về trước.

(SGGP).- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hoàn tất báo cáo thực trạng và triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2012. IMF dự báo lạm phát trong năm nay của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 1 con số nhưng tốc độ tăng trưởng GDP sẽ chậm lại, đạt mức dưới 6%. Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng khá dù thâm hụt cán cân vãng lai tăng nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt của năm 2010 trở về trước.

Mặc dù đánh giá tích cực về hiệu quả của các chính sách vĩ mô gần đây của Việt Nam, song các chuyên gia IMF cho rằng, Việt Nam cần đặt yếu tố lòng tin ở vị trí ưu tiên cao nhất. Theo IMF, Việt Nam đã từng có giai đoạn bất ổn định, trong đó có sự bất ổn định tỷ giá nhưng các cơ quan chức năng đã bắt đầu quá trình tái lập niềm tin thị trường từ cách đây 1 năm khi triển khai Nghị quyết 11. Quá trình này đã đem lại một số tiến bộ đáng kể: tỷ giá hối đoái ổn định và lạm phát đang giảm xuống.

Kinh tế Việt Nam nói chung, khu vực tài chính nói riêng bắt đầu ổn định trở lại. Thâm hụt tài khóa năm 2011 thấp hơn dự kiến, tỷ lệ đầu tư công và nợ có bảo lãnh của Chính phủ/GDP cũng đã giảm từ năm 2011.

Mặc dù tăng trưởng GDP chậm hơn nhưng lạm phát giảm nhanh, thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp mạnh, áp lực lên VNĐ giảm. IMF đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước gần đây đã tăng dự trữ ngoại hối đáng kể trong khi tỷ giá trên thị trường vẫn nằm trong biên độ chính thức. IMF cũng ủng hộ chủ trương của Ngân hàng Nhà nước sẽ hạn chế phá giá tiền đồng ở mức 2%-3% cho đến cuối năm.

Theo tổ chức này, những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam là tích cực và tạo dựng bởi lòng tin vào chính sách tiền tệ.

Bảo Minh

Tin cùng chuyên mục