Khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa VIII - Đột phá giải quyết các vấn đề dân sinh

Sáng 6-12, kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa VIII khai mạc với sự chủ trì của Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ngày họp đầu tiên, các đại biểu (ĐB) nghe lãnh đạo UBND TP báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, nhiệm vụ năm 2012, tình hình thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chủ đề “Năm 2011 - Năm vì trẻ em”; Chánh án TAND TP báo cáo công tác của Chánh án TAND TP; Ủy ban MTTQ VN TPHCM thông báo hoạt động tham gia xây dựng chính quyền TP… Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc.
Khai mạc kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa VIII - Đột phá giải quyết các vấn đề dân sinh

Sáng 6-12, kỳ họp thứ 3 HĐND TPHCM khóa VIII khai mạc với sự chủ trì của Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ngày họp đầu tiên, các đại biểu (ĐB) nghe lãnh đạo UBND TP báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, nhiệm vụ năm 2012, tình hình thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chủ đề “Năm 2011 - Năm vì trẻ em”; Chánh án TAND TP báo cáo công tác của Chánh án TAND TP; Ủy ban MTTQ VN TPHCM thông báo hoạt động tham gia xây dựng chính quyền TP… Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc.

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

  • Không để “đầu voi đuôi chuột”

Tại cuộc họp tổ vào buổi chiều cùng ngày, các ĐB HĐND TP đã phân tích, mổ xẻ những chỉ tiêu TP dự kiến kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông xuống 10% trong năm 2012. Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với chỉ tiêu và cho rằng cần đặt mục tiêu này như pháp lệnh.

ĐB Trịnh Xuân Thiều cho rằng, trung ương chọn chủ đề năm an toàn giao thông, vậy TP có chọn chủ đề như vậy không? Nếu chọn phải có kế hoạch thật cụ thể, chi tiết, quy trách nhiệm rõ ràng, không thể chỉ đưa ra con số đẹp nhưng không có kế hoạch, lại càng không nên để xảy ra tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

Đồng tình ý kiến này, ĐB Dương Văn Nhân phân tích: “Ùn tắc giao thông nêu ra từ nhiều năm trước và đặt ra nhiều giải pháp để hạn chế, tuy nhiên vẫn còn tình trạng chạy theo thành tích chứ không đi vào thực tế. Trước đây, ngành GTVT gọi điểm dồn cục xe từ 20 phút là điểm ùn, còn tắc phải đứng tại chỗ trong vòng 20 phút. Nhưng nay “tiêu chí” này được nâng lên thành 30 phút, nên tôi đề nghị xem lại. Thực tế hiện nay điểm ùn khá nhiều. Trong khi đó, việc xử lý còn nhân nhượng và đùn đẩy trách nhiệm”.

Nhắc đến trách nhiệm, ĐB Võ Văn Sen nhấn mạnh: điểm hạn chế bao trùm cho nhiều vấn đề bức xúc kéo dài là chậm và thiếu phối hợp. Việc chậm trễ giải quyết gây ra nhiều vấn đề phức tạp đến nỗi không thể giải quyết nổi.

  • Bỏ ngỏ vệ sinh thực phẩm

Theo ĐB Dương Văn Nhân, an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề nhức nhối, trong khi đó vai trò quản lý bị bỏ ngỏ. “Tôi từng đi kiểm tra, thấy ly cà phê bỏ chất tạo bột dùng cho xà phòng hoặc một ít đường hóa học trộn vào bột, quậy lên thành bánh kem…!”. Có ý kiến cho rằng, an toàn thực phẩm đã nói hoài nhưng vi phạm vẫn tràn lan, không kiểm soát được, tức biện pháp quản lý không hiệu quả. Một ĐB đề nghị cần có chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

Tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay khiến nhiều ĐB băn khoăn. ĐB Võ Văn Sen cho rằng, tại các bệnh viện Ung bướu, Chợ Rẫy… rất dễ dàng thấy tình trạng 3 người 2 giường, 3 người 1 giường và nằm cả dưới đất. Tình trạng quá tải ngày càng căng thẳng. “Dân số ngày càng tăng trong khi giải pháp cứ loay hoay từ 10 năm nay. Tình trạng cứ xìu xìu như thế này không biết bao giờ mới giải quyết được quá tải bệnh viện. TP cần có biện pháp đột phá để giải quyết thực trạng này”, ĐB Võ Văn Sen nói.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại kỳ họp HĐND TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đại biểu tại kỳ họp HĐND TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG

  • Cần giám sát chặt hàng bình ổn giá

Đối với hàng bình ổn giá, ĐB Nguyễn Quý Hòa phản ánh: Việc bán hàng bình ổn chưa tổ chức trên diện rộng, hàng chưa đến được vùng sâu, vùng xa nên cần phải xem lại.

Đồng tình với nhận định này, ĐB Nguyễn Văn Tùng chứng minh: Quận 2 cách trung tâm TP chỉ một con sông nhưng hàng bình ổn giá lại không qua được, lâu lâu mới thấy một xe chạy sang. “Hàng bình ổn lẽ ra phải đến tay người nghèo chứ không thể chỉ phục vụ khu vực trung tâm TP. Chưa nói còn xảy ra tình trạng hàng bình ổn bị mua đưa ra ngoài để bán giá cao hơn. Chính việc giám sát không tốt mới để xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi này nên cần phải xem lại” - ĐB Nguyễn Văn Tùng đề nghị. Ngoài ra, thực hiện chính sách an sinh xã hội, nhà nước vận động các chủ nhà trọ, nhà giữ trẻ không tăng giá trong khi “ông” điện, nước của nhà nước cứ tăng giá. “Tôi nghĩ tiết kiệm từ người dân chỉ mang tính cò con, giá trị không cao. Nhà nước cứ tăng giá mà bảo người dân không tăng thì không được. Vấn đề an sinh xã hội cần phải tính toán lại giải pháp sao cho hài hòa, phát huy hiệu quả”. 

VÂN ANH – HỒNG HIỆP

 

Đại biểu Hà Phước Thắng phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đại biểu Hà Phước Thắng phát biểu tại buổi thảo luận tổ. Ảnh: VIỆT DŨNG

Chưa thống nhất việc đặt tên hầm Thủ Thiêm

Tại thảo luận tổ chiều 6-12, nhiều ĐB đã bày tỏ ý kiến không đồng tình khi gọi hầm Thủ Thiêm là đường hầm vượt sông Sài Gòn bởi cú pháp không chuẩn, tên không rõ nghĩa. Các ĐB đề nghị nên đặt tên là Hầm Thủ Thiêm hoặc một tên gọi khác thể hiện được mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản thì sẽ ý nghĩa hơn nhiều. UBND TP chưa giải trình lý do vì sao đặt tên như vậy. “Không còn phà Thủ Thiêm mà có hầm Thủ Thiêm thay thế sẽ có ý nghĩa hơn”, một ĐB nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục