- Cũng hên là dự án chưa thực hiện, chứ nếu đã làm thì thành “sự đã rồi”. Bao nhiêu rừng bị phá tanh banh, bởi theo tính toán, cứ mỗi 1MW thủy điện nhỏ và vừa chiếm tới 7,4ha đất, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Rừng mất thì lũ lụt càng tác oai tác quái, tức là thiên tai liên quan mật thiết đến nhân tai.
- Vậy tại sao nhiều dự án thủy điện quy mô nhỏ lại được ồ ạt làm? Và nếu gây hại lớn, tại sao báo cáo thẩm định môi trường lại được thông qua?
- Người rành chuyện tiết lộ rằng nhiều dự án thủy điện không nhắm tới cái lợi từ làm ra điện. Chủ đầu tư làm dự án để tận thu gỗ và các sản vật rừng. Từ diện tích được cấp phép, họ thường mở rộng vùng khai thác ra xung quanh. Phá rừng bằng dự án kinh khủng hơn nhiều lần so với lâm tặc lén lút. Còn tại sao dự án kiểu đó được bật đèn xanh rầm rộ là bởi lợi ích nhóm ngoắc với nhau.
- Như chuyện ở Khánh Hòa, đâu phải là không ngăn được dự án xấu. Có quyết liệt mới giữ được rừng không bị phá tiếp, không bị đổ nợ tương lai.