Từ giã cuộc sống phiêu bạt nơi xứ người, những Việt kiều hồi hương từ Campuchia về lòng hồ thủy điện Cần Đơn (xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) để mưu sinh. Bằng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cùng nỗ lực của bà con làng chài, cuộc sống đã từng bước có sự thay đổi đáng mừng, nhưng về lâu dài rất cần có một dự án tái định cư trên bờ.
Đổi thay trên những làng chài
Những ngày đầu năm 2018, chúng tôi có dịp ghé thăm làng chài thuộc xã Phước Minh. Làng chài có 57 hộ và 243 nhân khẩu, đa số là kiều bào hồi hương từ Campuchia về nước. Họ lấy bến nước bên thủy điện Cần Đơn là nơi cư ngụ và hàng ngày nhờ dòng nước lên xuống đánh bắt thủy sản để mưu sinh. Làng chài thuộc bến nước giáp ranh 4 thôn Bù Tam, Bình Tân, Bình Giai và Bình Tiến 1.
Từ UBND xã, lách qua con đường đất đỏ chạy giữa những vườn cao su, chừng 20 phút chúng tôi mới đến được bến nước thuộc thôn Bù Tam. Khác với các hộ dân trong vùng, hơn 20 hộ dân nơi đây dựng nhà bè bồng bềnh trên lòng hồ để cư trú, mỗi lần di chuyển phải dùng thuyền bè nổi để lên bờ. Gần 20 năm trước, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên (51 tuổi) là chủ nhà bè Bảy Tiên đã cùng gia đình từ Campuchia trở về đây sinh sống. Bà cho biết, gia đình có 4 người làm đủ nghề nhưng cuộc sống vô cùng bấp bênh. Nhờ lòng hồ rộng, gia đình dựng nhà bè để kinh doanh quán nhậu. Hàng ngày, trừ chi phí cũng thu nhập được chừng 300.000 đồng. “Nhà bè xây dựng kiên cố, không lo lắng mỗi khi dông bão. Tuy không dư dả, nhưng cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. Mừng hơn nữa là chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cấp tạm trú và giấy phép kinh doanh để an tâm xây dựng cuộc sống”, bà Liên tâm sự. Anh Nguyễn Văn Kênh (50 tuổi) về làng chài này từ năm 2002. Cũng như các hộ dân khác, gia đình anh có 4 người sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông, những lúc cá không về, lại vào bờ cặm cụi với công việc lượm điều và cạo mủ cao su. “Thu nhập không cao, chừng 400.000/ngày, có chút dư dả. Cuộc sống đã có sự đổi thay theo hướng đi lên, không còn tăm tối như lúc trước nữa”, anh Kênh khoe. Còn anh Phạm Văn Sóng (44 tuổi) về sống ở làng chài này đã 15 năm, ngoài công việc đánh bắt cá trên hồ, anh Sóng còn trông coi rẫy cao su và đóng thuyền bè để bán. Anh cho hay: “Ngày trước về đây với trăm mối lo âu, nhất là nghèo đói và thất học. Giờ đây được sự giúp đỡ của chính quyền, tạo điều kiện cho cư trú nên có thêm việc làm để tăng thu nhập. Đặc biệt là con cái được đến trường học hành”.
Một số hộ khác còn mừng rỡ khoe rằng, thay vì sống lay lắt với nỗi lo nghèo đói, giờ đây đã có điện thắp sáng, những chiếc lều lụp xụp đã thay màu áo mới bằng hàng chục nhà bè nhiều tiện nghi và kiên cố. Một làng chài bồng bềnh trên sóng nước đã được thành hình.
Dự án tái định cư cho đồng bào hồi hương
Không phải bây giờ mà nhiều năm qua, ước mơ lên bờ đau đáu trong mỗi người dân làng chài. Bởi sống trên sông nước tính mạng người già, trẻ nhỏ nơi làng chài thường xuyên bị đe dọa mỗi khi mưa lũ kéo về. Mong muốn lớn nhất của dân làng chài là có được một chỗ ở ổn định trên bờ nhưng cần nguồn vốn từ Trung ương và của tỉnh… Trước mắt, UBND xã Phước Minh đã cấp hộ khẩu cho 31 hộ, với 125 nhân khẩu có giấy khai sinh, giấy kết hôn, 54 trẻ có giấy khai sinh để đến trường. Số còn lại là 31 hộ, với 126 nhân khẩu đang chờ. Trong một động thái khác, UBND xã Phước Minh đã làm tờ trình gửi UBND huyện Bù Gia Mập nhằm đưa các hộ đồng bào Việt kiều vào khu tái định cư thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập.
Ông Phạm Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, cho biết thêm, các hộ dân được lên bờ cấp tái định cư phải đảm bảo sinh sống từ 15 năm trở lên ở lòng hồ thủy điện. Sau khi rà soát toàn huyện Bù Gia Mập chỉ có 32 hộ đạt tiêu chí này. Dự kiến, mỗi hộ sẽ được cấp 400m2 để làm nhà và sản xuất. Hiện, địa phương đang đề xuất xây 32 căn nhà, trị giá mỗi căn 60 triệu đồng để tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống”.
Những ngày đầu năm 2018, chúng tôi có dịp ghé thăm làng chài thuộc xã Phước Minh. Làng chài có 57 hộ và 243 nhân khẩu, đa số là kiều bào hồi hương từ Campuchia về nước. Họ lấy bến nước bên thủy điện Cần Đơn là nơi cư ngụ và hàng ngày nhờ dòng nước lên xuống đánh bắt thủy sản để mưu sinh. Làng chài thuộc bến nước giáp ranh 4 thôn Bù Tam, Bình Tân, Bình Giai và Bình Tiến 1.
Từ UBND xã, lách qua con đường đất đỏ chạy giữa những vườn cao su, chừng 20 phút chúng tôi mới đến được bến nước thuộc thôn Bù Tam. Khác với các hộ dân trong vùng, hơn 20 hộ dân nơi đây dựng nhà bè bồng bềnh trên lòng hồ để cư trú, mỗi lần di chuyển phải dùng thuyền bè nổi để lên bờ. Gần 20 năm trước, bà Nguyễn Thị Mỹ Liên (51 tuổi) là chủ nhà bè Bảy Tiên đã cùng gia đình từ Campuchia trở về đây sinh sống. Bà cho biết, gia đình có 4 người làm đủ nghề nhưng cuộc sống vô cùng bấp bênh. Nhờ lòng hồ rộng, gia đình dựng nhà bè để kinh doanh quán nhậu. Hàng ngày, trừ chi phí cũng thu nhập được chừng 300.000 đồng. “Nhà bè xây dựng kiên cố, không lo lắng mỗi khi dông bão. Tuy không dư dả, nhưng cuộc sống đã khá hơn trước rất nhiều. Mừng hơn nữa là chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cấp tạm trú và giấy phép kinh doanh để an tâm xây dựng cuộc sống”, bà Liên tâm sự. Anh Nguyễn Văn Kênh (50 tuổi) về làng chài này từ năm 2002. Cũng như các hộ dân khác, gia đình anh có 4 người sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông, những lúc cá không về, lại vào bờ cặm cụi với công việc lượm điều và cạo mủ cao su. “Thu nhập không cao, chừng 400.000/ngày, có chút dư dả. Cuộc sống đã có sự đổi thay theo hướng đi lên, không còn tăm tối như lúc trước nữa”, anh Kênh khoe. Còn anh Phạm Văn Sóng (44 tuổi) về sống ở làng chài này đã 15 năm, ngoài công việc đánh bắt cá trên hồ, anh Sóng còn trông coi rẫy cao su và đóng thuyền bè để bán. Anh cho hay: “Ngày trước về đây với trăm mối lo âu, nhất là nghèo đói và thất học. Giờ đây được sự giúp đỡ của chính quyền, tạo điều kiện cho cư trú nên có thêm việc làm để tăng thu nhập. Đặc biệt là con cái được đến trường học hành”.
Một số hộ khác còn mừng rỡ khoe rằng, thay vì sống lay lắt với nỗi lo nghèo đói, giờ đây đã có điện thắp sáng, những chiếc lều lụp xụp đã thay màu áo mới bằng hàng chục nhà bè nhiều tiện nghi và kiên cố. Một làng chài bồng bềnh trên sóng nước đã được thành hình.
Dự án tái định cư cho đồng bào hồi hương
Không phải bây giờ mà nhiều năm qua, ước mơ lên bờ đau đáu trong mỗi người dân làng chài. Bởi sống trên sông nước tính mạng người già, trẻ nhỏ nơi làng chài thường xuyên bị đe dọa mỗi khi mưa lũ kéo về. Mong muốn lớn nhất của dân làng chài là có được một chỗ ở ổn định trên bờ nhưng cần nguồn vốn từ Trung ương và của tỉnh… Trước mắt, UBND xã Phước Minh đã cấp hộ khẩu cho 31 hộ, với 125 nhân khẩu có giấy khai sinh, giấy kết hôn, 54 trẻ có giấy khai sinh để đến trường. Số còn lại là 31 hộ, với 126 nhân khẩu đang chờ. Trong một động thái khác, UBND xã Phước Minh đã làm tờ trình gửi UBND huyện Bù Gia Mập nhằm đưa các hộ đồng bào Việt kiều vào khu tái định cư thuộc Tiểu khu 119, thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập.
Ông Phạm Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập, cho biết thêm, các hộ dân được lên bờ cấp tái định cư phải đảm bảo sinh sống từ 15 năm trở lên ở lòng hồ thủy điện. Sau khi rà soát toàn huyện Bù Gia Mập chỉ có 32 hộ đạt tiêu chí này. Dự kiến, mỗi hộ sẽ được cấp 400m2 để làm nhà và sản xuất. Hiện, địa phương đang đề xuất xây 32 căn nhà, trị giá mỗi căn 60 triệu đồng để tạo điều kiện cho bà con ổn định cuộc sống”.