Lịch sử cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới

Lịch sử cho thấy nhiều nước có tham vọng hạt nhân, không ngớt tìm cách sở hữu hạt nhân. Với vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên ngày 9-10-2006 dư luận thế giới cho rằng cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân bị đe dọa và xuất hiện nỗi lo một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Và giờ đây CHDCND Triều Tiên coi như là thành viên thứ 9 của câu lạc bộ hạt nhân.
Lịch sử cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới

Lịch sử cho thấy nhiều nước có tham vọng hạt nhân, không ngớt tìm cách sở hữu hạt nhân. Với vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên ngày 9-10-2006 dư luận thế giới cho rằng cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân bị đe dọa và xuất hiện nỗi lo một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Và giờ đây CHDCND Triều Tiên coi như là thành viên thứ 9 của câu lạc bộ hạt nhân.

  • Các vụ thử hạt nhân của thế giới

CHDCND Triều Tiên thông báo đã thực hiện thành công vụ nổ hạt nhân, loại vũ khí đã được thử nghiệm khắp nơi trên thế giới từ 1998. Thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã được cấm trên nguyên tắc từ 1996; tuy nhiên Ấn Độ và Pakistan có thiết bị hạt nhân sau mốc thời gian này. Ngược dòng lịch sử, quá trình phát triển vũ khí giết người hàng loạt này bắt đầu từ trong thế chiến II.

1945: Mỹ phát triển bom nguyên tử, cho nổ ở sa mạc Mexico. Là nước sản xuất bom nguyên tử đầu tiên trong chiến tranh thế giới II, Mỹ cũng là nước duy nhất từng sử dụng bom nguyên tử. Hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống 2 thành phố Nhật Bản tháng 8-1945 đã giết chết ước tính 140.000 người ở Hiroshima và 70.000 người ở Nagasaki, và đến nay thế hệ con cháu người dân nơi đây còn tiếp tục chịu tác hại bởi phóng xạ hạt nhân.

Lịch sử cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới ảnh 1

Đám mây hình nấm do bom nguyên tử của Mỹ thả xuốngNagasaki (Nhật Bản) năm 1945, cao đến khoảng 18km.

Thời kỳ chiến tranh lạnh sau 1945, Mỹ liên minh với Anh và Pháp trang bị hạt nhân cho mình chống lại các đối thủ cộng sản, Liên bang Xô Viết và sau đó là Trung Quốc.

Cả 5 cường quốc hạt nhân chính thức này sau đó trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, được quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào thông qua tổ chức thế giới này.

1946 – 1963: Sau Mỹ đến Liên bang Xô Viết, rồi Nga và Pháp nhanh chóng thực hiện hàng loạt vụ thử hạt nhân, phần lớn trên đất. Địa điểm thử bao gồm sa mạc phía tây nước Mỹ, Algeria và Australia thuộc Pháp và các đảo san hô ở Thái Bình Dương. Mối nguy hiểm to lớn cho đời sống con người bởi phóng xạ hạt nhân phát tán từ các vụ thử dần dần được công chúng biết rộng rãi hơn và lên án.

1963: Các cường quốc ký Hiệp ước cấm thử có giới hạn, theo đó cấm cho nổ hạt nhân trong bầu khí quyển, trong không gian hoặc dưới nước. Hầu hết các vụ thử sau đó diễn ra sâu dưới lòng đất. Trung Quốc bắt đầu thử hạt nhân năm 1964.

1968: Hiệp định cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NNPT) được 188 quốc gia lần lượt ký, mục đích thuyết phục các cường quốc hạt nhân vứt bỏ vũ khí hạt nhân và ngăn chặn các quốc gia khác tìm cách có vũ khí hạt nhân. Israel, nước được dư luận rộng rãi cho là có vũ khí hạt nhân, đã từ chối ký, tương tự là Ấn Độ và Pakistan, những nước không úp mở rằng họ sở hữu hạt nhân. CHDCND Triều Tiên rút khỏi NNPT năm 2003.

1972 – 1993: Mỹ và Liên bang Xô Viết ký một loạt hiệp ước nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ đồng thời giảm số vụ thử hạt nhân.

1974: Ấn Độ thử một thiết bị hạt nhân và đến 1998 cả thế giới nhận biết rằng cả Ấn Độ và đối thủ của họ là Pakistan sở hữu vũ khí hạt nhân.

1995: Jacques Chirac, tổng thống mới được bầu của Pháp, tuyên bố phá vỡ kỳ hạn 3 năm đình hoãn tất cả vụ thử bằng việc tổ chức một loạt vụ thử hạt nhân trong lòng đất ở Thái Bình Dương.

1996: Một bản dự thảo Hiệp ước cấm thử toàn diện được đưa ra, nhằm ngăn chặn mọi thử nghiệm nổ hạt nhân theo bất kỳ hình thức nào. Mặc dù được 172 nước ký vào nhưng dự thảo không thể thông qua bởi một vài quốc gia chủ chốt không ký, bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc.

1998: Ấn Độ, bám theo đối thủ lâu dài của nước này là Pakistan, đã tiến hành một loạt thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất.

Và 2006 này, CHDCND Triều Tiên tuyên bố thực hiện lần đầu tiên vụ thử hạt nhân, gọi đây là sự kiện lịch sử.

Tính tổng cộng, có hơn 2.048 vụ thử hạt nhân được chính thức báo cáo xảy ra khắp nơi trên thế giới từ lần thử đầu tiên của Mỹ năm 1945. Trong đó, riêng Mỹ thử 1.032 lần và Liên bang Xô viết 715 lần.

  • Thành viên thứ 9 câu lạc bộ hạt nhân?

Tuyên bố của CHDCND Triều Tiên thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân, nếu đúng, chính thức làm cho nước này được biết đến là thành viên thứ 9 - hoặc nói chung như người ta vẫn nghĩ như thế – sở hữu vũ khí hạt nhân.

Theo AP, lướt qua các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và kho vũ khí của họ, trên cơ sở tính toán kết hợp nhiều nguồn khác nhau, người ta thấy bức tranh như sau xếp theo mức độ “giàu có” của họ:

Mỹ:
Có hơn 5.000 đầu đạn chiến lược, hơn 1.000 vũ khí chiến thuật sẵn sàng hoạt động – có nghĩa dành cho chiến trường và kém sức công phá hơn vũ khí chiến lược – và xấp xỉ 3.000 đầu đạn chiến lược và chiến thuật dự trữ. Mỹ là quốc gia đầu tiên tiến hành thử vũ khí hạt nhân vào ngày 16-7-1945.

Nga:
Có gần 5.000 đầu đạn chiến lược và xấp xỉ 3.500 đầu đạn chiến thuật sẵn sàng hoạt động. Cộng chung nước này có hơn 11.000 đầu đạn chiến lược và chiến thuật cất trong kho. Nga thử quả bom hạt nhân đầu tiên vào 1949.

Pháp:
Có xấp xỉ 350 đầu đạn chiến lược. Thử bom hạt nhân lần đầu năm 1960.

Trung Quốc:
Có 250 đầu đạn chiến lược và 140 đầu đạn chiến thuật. Thử bom hạt nhân đầu tiên năm 1964.

Anh:
Có khoảng 200 đầu đạn chiến lược. Thử bom hạt nhân đầu tiên năm 1952.

Ấn Độ:
Có từ 45 đến 95 đầu đạn hạt nhân. Thử bom hạt nhân lần đầu năm 1974.

Pakistan:
Có từ 30 đến 50 đầu đạn hạt nhân. Lần đầu thử bom hạt nhân vào 1998.

Israel:
Từ chối xác nhận là quốc gia có vũ khí hạt nhân nhưng người ta cho là nước này có đến 200 đầu đạn hạt nhân. Chưa rõ thời điểm Israel có thể đã thử vũ khí hạt nhân.

CHDCND Triều Tiên: được cho là có đủ nguyên liệu có thể chiết tách ra được để làm nửa tá bom hạt nhân, nhưng sự ước lượng này khá khác nhau và không thể xác minh. Hôm 9-10 là lần đầu tiên CHDCND Triều Tiên tuyên bố thử thành công hạt nhân.

(Theo AP, AFP)  

LỆ THƯ

Tin cùng chuyên mục