Liên kết giáo dục phải hướng đến lợi ích học sinh

Sau mô hình liên kết giảng dạy với một số trường công lập tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, chương trình Cambridge đã bắt đầu được các trường dân lập chú ý. Điển hình là việc 5 trường thuộc hệ thống Trường Việt Úc (VAS) trở thành các đơn vị thành viên Cambridge thông qua liên kết với Tập đoàn Giáo dục EMG. Chúng tôi đã  trao đổi với bà Nguyễn Phương Lan, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của Tập đoàn Giáo dục EMG.
Liên kết giáo dục phải hướng đến lợi ích học sinh

Sau mô hình liên kết giảng dạy với một số trường công lập tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, chương trình Cambridge đã bắt đầu được các trường dân lập chú ý. Điển hình là việc 5 trường thuộc hệ thống Trường Việt Úc (VAS) trở thành các đơn vị thành viên Cambridge thông qua liên kết với Tập đoàn Giáo dục EMG. Chúng tôi đã  trao đổi với bà Nguyễn Phương Lan, Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của Tập đoàn Giáo dục EMG.

Cô Emma Jane giảng dạy môn Tiếng Anh Chương trình TH Quốc tế Cambridge tại Trường TH Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Cô Emma Jane giảng dạy môn Tiếng Anh Chương trình TH Quốc tế Cambridge tại Trường TH Chu Văn An, quận Bình Thạnh, TPHCM.

- Phóng viên: Hiện nay mối quan tâm về chương trình Cambridge rất lớn, nhất là khi mới đây hệ thống trường Việt Úc trở thành các đơn vị thành viên Cambridge. Có khá nhiều người đặt câu hỏi, liệu ưu tiên của EMG và Cambridge là trường công hay trường tư?

>> Bà NGUYỄN PHƯƠNG LAN: Có lẽ chỉ cần bề dày và thương hiệu giáo dục nổi tiếng toàn cầu của Cambridge cũng đủ nói lên nhiều điều. Sứ mạng của Hội đồng khảo thí quốc tế Đại học Cambridge (CIE) là mang chuẩn giáo dục đã được khẳng định ở tầm quốc tế đến đóng góp cho các nền giáo dục và không có sự phân biệt ưu tiên đối với trường công hoặc trường tư. Là đơn vị ủy quyền (Distributor) tại Việt Nam, Tập đoàn Giáo dục EMG rất vinh dự vì đã đưa chương trình vào một số trường công lập theo hình thức tự nguyện như dạy một số môn tự chọn theo sự cho phép của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Bình Dương… Đánh giá cao những hiệu ứng tích cực của chương trình CIE tại các trường công lập do EMG giảng dạy, Ban giám hiệu Trường Việt Úc (VAS) bày tỏ nguyện vọng cùng tham gia mạng lưới Cambridge. Chính vì vậy, chúng tôi đã làm thủ tục để 5 trường thuộc hệ thống VAS trở thành các đơn vị thành viên Cambridge thông qua liên kết với EMG (gọi là Associate School). Việc này cho phép những cơ sở trên của VAS được giảng dạy chương trình của CIE. Cũng nói rõ, việc này nằm trong chủ trương giúp CIE phát triển mạng lưới các trường thành viên tại TPHCM của EMG, bất kể thuộc hệ thống trường công lập hay tư thục.

- Là đơn vị ủy quyền, chức năng của EMG ra sao, thưa bà?

CIE có những tiêu chí khắt khe trong việc chọn lựa đơn vị ủy quyền và cho tới nay cũng chỉ có 19 đơn vị ủy quyền trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hiện chỉ duy nhất có EMG. Chức năng của EMG là giới thiệu chương trình của CIE tới các đơn vị trường học được sự cho phép của các cơ quan quản lý giáo dục có liên quan, giảng dạy chương trình và thay mặt CIE khảo thí theo đúng quy định của Hội đồng thi áp dụng trên toàn cầu. Chúng tôi cũng là cầu nối giữa CIE và các trường thành viên.

- Mới đây, hệ thống VAS đã làm lễ trao chứng chỉ đào tạo Cambridge cho 150 giáo viên của họ. Theo thông tin từ VAS, các giáo viên này đạt chuẩn Cambridge và được Cambridge công nhận. Điều này gây ra khá nhiều thắc mắc. Bà có thể cho biết chính sách đào tạo của CIE đối với các trường thành viên Cambridge cũng như với các trường thuộc sự quản lý của EMG có gì khác biệt?

CIE có rất nhiều khóa ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ mà khóa tập huấn 2 ngày dành cho các giáo viên của VAS vừa qua là một trong số đó. Khóa tập huấn chủ yếu hướng dẫn về khung chương trình CIE đối với các môn học như toán, tiếng Anh, khoa học cho các cấp tiểu học, trung học cũng như đôi nét về phương pháp giảng dạy. Tất cả các thành viên tham gia đều nhận được chứng chỉ để ghi nhận nỗ lực của họ. Các khóa học ngắn hạn này được tổ chức thường xuyên tại nhiều nước trên thế giới. Được biết, CIE còn có nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ khác, dài hơn và sâu hơn về chuyên môn. Từ năm 2011, EMG đã làm việc với CIE để giới thiệu các khóa học này tới giáo viên người Việt cũng như người nước ngoài, giúp họ có kinh nghiệm giảng dạy và lý thuyết thực hành tốt hơn trong nghề nghiệp của mình. Hy vọng trong thời gian gần đây, những khóa học này sẽ được CIE triển khai tại Việt Nam, có thể thông qua EMG hay các đối tác phù hợp để góp phần nâng cao khả năng sư phạm cho giáo viên nói chung cũng như các giảng viên chương trình Cambridge nói riêng.

- Liệu có mâu thuẫn nào không khi VAS đăng ký trở thành thành viên của CIE thông qua EMG?

Chúng tôi không thấy như vậy. Điều quan trọng là khi tham gia các chương trình quốc tế, tất cả các đơn vị đều hiểu rõ và tuân thủ các quy định cũng như những ràng buộc về chất lượng, học thuật do đơn vị nắm bản quyền (ở đây là CIE) quy định. Việc hợp tác như vậy sẽ đưa đến những kết quả tốt, vì lợi ích của học sinh nói chung. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tôn trọng luật pháp của các đơn vị tham gia hợp tác cũng như tinh thần chia sẻ Best Practice (chuẩn mực thực hiện ở mức cao nhất) để cuối cùng học sinh là người thụ hưởng nhiều nhất.

- Có quá trình nhiều năm làm việc với các đối tác giáo dục nước ngoài, theo bà, trong công tác bồi dưỡng đào tạo giáo viên, điều gì là quan trọng nhất?

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên luôn là phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhân lực cho ngành giáo dục mỗi nước. Không có một mô hình của nước nào áp dụng vào nước ta sẽ đưa ra kết quả hoàn hảo ngay lập tức. Các quy chuẩn phải được xem xét trong bối cảnh cụ thể. Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng và Chính phủ có đề cập đến công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như một trong các nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhất. Trong bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay, theo tôi việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng… đều đóng vai trò quan trọng. Phải thấy công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên và nguồn nhân lực tương lai cần được đặt hài hòa, tổng thể trong chiến lược trung và dài hạn của giáo dục. Với giáo viên chương trình Cambridge, chúng tôi đặt nặng những tiêu chí gần như bắt buộc, đó là phải yêu trò, yêu nghề, có phương pháp sư phạm, có thái độ tôn trọng văn hóa Việt và học sinh Việt, lắng nghe phản hồi từ học sinh, nắm vững chương trình… Hội tụ đủ hoặc nhiều những yếu tố đó, giáo viên sẽ thành công trong việc trao truyền kiến thức cho học sinh.

QUANG MINH

Tin cùng chuyên mục