Tại TPHCM, các doanh nghiệp cho hay, chưa thật sự hiểu rõ Luật Quản lý thương mại ngoại thương có lợi như thế nào, nhưng rất kỳ vọng sẽ giải quyết những vướng mắc trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là hình thức tạm xuất tái nhập.
Cụ thể, doanh nghiệp còn khá bức xúc về quy định tạm xuất tái nhập thiết bị, máy móc như trường hợp doanh nghiệp sản xuất máy in và đưa ra nước ngoài kiểm tra, kiểm định chất lượng, nhưng khi nhập trở lại về nước thì vướng khá nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê. Còn với doanh nghiệp tham gia hội chợ ở các nước khi tạm nhập tái xuất thiết bị, máy móc gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời chi phí nhập hàng hóa về lại trong nước lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cụ thể, doanh nghiệp còn khá bức xúc về quy định tạm xuất tái nhập thiết bị, máy móc như trường hợp doanh nghiệp sản xuất máy in và đưa ra nước ngoài kiểm tra, kiểm định chất lượng, nhưng khi nhập trở lại về nước thì vướng khá nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê. Còn với doanh nghiệp tham gia hội chợ ở các nước khi tạm nhập tái xuất thiết bị, máy móc gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời chi phí nhập hàng hóa về lại trong nước lên đến hàng trăm triệu đồng.
Doanh nghiệp ngành cơ khí tại TPHCM nỗ lực đầu tư phát triển bền vững
Lý giải nguyên nhân đến những trường hợp trên, đại diện các bộ ngành cho rằng, do quy định về tạm xuất tái nhập hiện hành còn tồn tại một số bất cập nên doanh nghiệp muốn nhập về phải xin phép Bộ Công thương. Tuy nhiên, chỉ tạm xuất 1 - 2 thiết bị, máy móc để kiểm tra, kiểm định chất lượng thì không có lý do gì để gây khó cho doanh nghiệp khi nhập lại. Bên cạnh đó, đối với hàng tạm xuất tái nhập có quy định rõ về thời gian xuất khẩu. Nhưng nếu hàng tạm xuất tái nhập không có thời gian cụ thể, doanh nghiệp cần đăng ký thời hạn với hải quan.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương, cho biết những năm gần đây, các bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương đã liên tục cải thiện chính sách, công cụ pháp luật để thực hiện quản lý ngoại thương phù hợp với điều kiện hội nhập thương mại tự do và thông lệ quốc tế. Cụ thể, Luật Quản lý ngoại thương sẽ được điều chỉnh và tập trung vào công tác quản lý Nhà nước về ngoại thương ở các lĩnh vực quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế... đảm bảo hài hòa, linh hoạt trong điều hành về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu có thời hạn.