Lo làn sóng cực hữu cực đoan ở châu Âu

Nỗi lo làn sóng cực hữu, cực đoan có nguy cơ gây bất ổn xã hội châu Âu đã trở thành đề tài bàn luận trên báo chí sau vụ một sinh viên 18 tuổi học tại trường Science-Po bị một nhóm cực hữu quá khích đánh chết tại Paris. Nhóm này có tư tưởng chống người nhập cư, chống Hồi giáo, gọi là phong trào Cách mạng thanh niên quốc gia (JNR). Các nhóm bán phát xít có hình thức hoạt động tương tự cũng xuất hiện ở Anh với tên gọi Liên đoàn quốc phòng Anh. Nhóm này tổ chức biểu tình chống người nhập cư lẫn người Hồi giáo sau vụ một binh sĩ bị những người gốc Nigeria giết hại. Còn ở Đức, vài năm gần đây đã có những nhóm thanh niên tự xưng ủng hộ đường lối dân tộc chủ nghĩa đã gây ra nhiều vụ tấn công nhằm vào người nhập cư gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Nỗi lo làn sóng cực hữu, cực đoan có nguy cơ gây bất ổn xã hội châu Âu đã trở thành đề tài bàn luận trên báo chí sau vụ một sinh viên 18 tuổi học tại trường Science-Po bị một nhóm cực hữu quá khích đánh chết tại Paris. Nhóm này có tư tưởng chống người nhập cư, chống Hồi giáo, gọi là phong trào Cách mạng thanh niên quốc gia (JNR). Các nhóm bán phát xít có hình thức hoạt động tương tự cũng xuất hiện ở Anh với tên gọi Liên đoàn quốc phòng Anh. Nhóm này tổ chức biểu tình chống người nhập cư lẫn người Hồi giáo sau vụ một binh sĩ bị những người gốc Nigeria giết hại. Còn ở Đức, vài năm gần đây đã có những nhóm thanh niên tự xưng ủng hộ đường lối dân tộc chủ nghĩa đã gây ra nhiều vụ tấn công nhằm vào người nhập cư gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

Tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp nhận định, năm 2014 sẽ là năm đầy nguy hiểm của châu Âu khi vừa đối mặt với nỗi lo vực dậy kinh tế vừa đối mặt với làn sóng cực hữu cực đoan. Trưởng nhóm nghị sĩ đảng Xã hội tại Thượng viện Pháp, ông François Rebsamen cho biết trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái, dù cánh hữu đã bộc lộ nhiều điểm yếu và mất uy tín sau 10 năm cầm quyền không hiệu quả, nhưng ông Hollande chỉ chiến thắng sít sao trước ông Nicolas Sarkozy.

Theo ông Rebsamen thì do ông Sarkozy đã tập trung tranh cử vào chủ đề sự đe dọa của người nhập cư đối với an ninh và quyền lợi người Pháp, nên mới rút ngắn được khoảng cách thất bại. Qua đó mới thấy làn sóng cực hữu tại Pháp đang lớn mạnh. Bên cạnh phe cực hữu truyền thống như Mặt trận quốc gia (FN) - đảng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thì hiện ở Pháp đang nổi lên nhóm cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Theo bà Magali Balent, Giám đốc Viện Robert Schuman, các nhóm cực hữu cực đoan đang muốn thu hút sự chú ý bằng cách gây ra các cuộc tấn công tại châu Âu. Mục đích chính của những nhóm này là muốn gây mất ổn định tại khu vực và tạo cơ hội để liên kết cùng nhau.

Theo các nhà phân tích, nguyên nhân dẫn đến gia tăng làn sóng cực hữu cực đoan tại châu Âu là do chủ nghĩa dân tộc mới đang hình thành. Bên cạnh đó, không ít chính phủ cánh hữu đã đổ trách nhiệm kinh tế suy thoái, xã hội mất ổn định cho người nhập cư, áp dụng biện pháp ngày càng cứng rắn đối với người nhập cư Hồi giáo… Ngày càng nhiều người châu Âu cho rằng người nhập cư đang xâm nhập văn hóa của họ, cướp công ăn việc làm. Chính những tư tưởng này góp phần hồi sinh và gia tăng thành viên ở những đảng phái chống người nhập cư như: đảng Legard Nord ở Italia, đảng Nhân dân ở Áo; tổ chức Bình minh vàng ở Hy Lạp hay đảng Thuần Phần Lan ở Phần Lan…

Ông Rebsamen cảnh báo năm 2014 sẽ là năm rất nguy hiểm cho EU vì đây là năm diễn ra bầu cử Nghị viện châu Âu ở các nước thành viên. Nếu kinh tế châu Âu tiếp tục khó khăn, thất nghiệp gia tăng, tình trạng mất an ninh tiếp tục hoành hành, thì EU càng phải đối mặt với mối nguy hiểm chết người. Dư luận châu Âu cũng bày tỏ lo ngại, theo đà gia tăng mâu thuẫn hình thái ý thức, xã hội và kinh tế, sẽ có ngày càng nhiều cử tri từ bảo thủ chuyển sang chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Lo ngại hơn là chủ nghĩa cực hữu, cực đoan đã được hình thành từng bước và đang gầy dựng lực lượng nên giải quyết vấn đề này cần thời gian rất dài.

THANH HẰNG

Tin cùng chuyên mục