Từ phản ánh của nhiều địa phương, đơn vị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, có 3 nhóm vấn đề trong luật này là “có vấn đề”, bao gồm: đối tượng dự án; trình tự, thủ tục và những quy định chưa thống nhất giữa các luật liên quan đến đầu tư công.
Trong đó, liên quan đến trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, đã xuất hiện một mâu thuẫn rất điển hình kiểu “con gà hay quả trứng”: vốn có trước hay dự án có trước? Luật Đầu tư công quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với trường hợp chủ đầu tư đề xuất tăng hoặc giảm quy mô dự án; tăng, giảm tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, dù trình tự, thủ tục đã được quy định tại Điều 46, Luật Đầu tư công và Nghị định 136/2015/NĐ-CP, nhưng lại chưa quy định cụ thể đối với việc tăng tổng mức đầu tư từ phân loại dự án nhóm C lên nhóm B, nhóm B lên nhóm A và ngược lại... Điều này có thể dẫn tới tình trạng lách luật, né tránh các thủ tục của dự án nhóm trên, ảnh hưởng đến việc thẩm định, giám sát; thậm chí có thể gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn.
Vướng mắc càng ngày càng khó tháo gỡ hơn, khi mà tình hình giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA chỗ nhanh, chỗ quá chậm như hiện nay, dẫn đến chỗ cần vốn không có, chỗ có vốn lại không thể tiêu được tiền! Trong khi đó, để có thể điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án giải ngân tốt, đặc biệt là dự án ODA - theo quy định của luật - phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ; không chỉ làm mất thời gian mà còn làm giảm tính chủ động của các bộ, ngành và địa phương…
Bên cạnh đó, một bất hợp lý khác là quy định hiện hành không khuyến khích được nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư các dự án đối tác công - tư (PPP). Nhiều dự án loại này có tổng mức đầu tư thuộc phân loại dự án nhóm A theo Luật Đầu tư công, nhưng phần vốn tham gia của Nhà nước, chiếm tỷ lệ rất thấp. Việc quy định thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án này là Thủ tướng Chính phủ; đồng thời dự án phải thực hiện quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư như một dự án sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước khiến cho các nhà đầu tư tư nhân nản lòng.
Chính vì thế, đề xuất báo cáo Quốc hội bổ sung Luật Đầu tư công vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 hoặc năm 2019 là có cơ sở. Trong khi chưa thể sửa đổi luật, trước mắt cần hoàn thiện lại quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư, trả lời dứt khoát câu hỏi “vốn có trước hay dự án có trước”. Đồng thời, cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định về điều chuyển vốn để tạo chủ động cho các bộ, ngành và địa phương trong điều kiện kế hoạch vốn được giao. Các Nghị định số 136/2015/NĐ-CP, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, Nghị định số 161/2016/NĐ-CP cũng cần được điều chỉnh theo hướng thống nhất về trình tự, thủ tục, quyết định chủ trương dự án nhóm A đầu tư theo hình thức PPP.
Về lâu dài, quy trình xây dựng pháp luật cần được xem xét, hoàn thiện để đảm bảo cho ra đời các sản phẩm chất lượng, bao quát được các trường hợp có thể phát sinh trong thực tiễn với tầm nhìn dài hạn.
Trong đó, liên quan đến trình tự, thủ tục phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, đã xuất hiện một mâu thuẫn rất điển hình kiểu “con gà hay quả trứng”: vốn có trước hay dự án có trước? Luật Đầu tư công quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.
Đối với trường hợp chủ đầu tư đề xuất tăng hoặc giảm quy mô dự án; tăng, giảm tổng mức đầu tư của chương trình, dự án, dù trình tự, thủ tục đã được quy định tại Điều 46, Luật Đầu tư công và Nghị định 136/2015/NĐ-CP, nhưng lại chưa quy định cụ thể đối với việc tăng tổng mức đầu tư từ phân loại dự án nhóm C lên nhóm B, nhóm B lên nhóm A và ngược lại... Điều này có thể dẫn tới tình trạng lách luật, né tránh các thủ tục của dự án nhóm trên, ảnh hưởng đến việc thẩm định, giám sát; thậm chí có thể gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn.
Vướng mắc càng ngày càng khó tháo gỡ hơn, khi mà tình hình giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA chỗ nhanh, chỗ quá chậm như hiện nay, dẫn đến chỗ cần vốn không có, chỗ có vốn lại không thể tiêu được tiền! Trong khi đó, để có thể điều chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án giải ngân tốt, đặc biệt là dự án ODA - theo quy định của luật - phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ; không chỉ làm mất thời gian mà còn làm giảm tính chủ động của các bộ, ngành và địa phương…
Bên cạnh đó, một bất hợp lý khác là quy định hiện hành không khuyến khích được nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư các dự án đối tác công - tư (PPP). Nhiều dự án loại này có tổng mức đầu tư thuộc phân loại dự án nhóm A theo Luật Đầu tư công, nhưng phần vốn tham gia của Nhà nước, chiếm tỷ lệ rất thấp. Việc quy định thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án này là Thủ tướng Chính phủ; đồng thời dự án phải thực hiện quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư như một dự án sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước khiến cho các nhà đầu tư tư nhân nản lòng.
Chính vì thế, đề xuất báo cáo Quốc hội bổ sung Luật Đầu tư công vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 hoặc năm 2019 là có cơ sở. Trong khi chưa thể sửa đổi luật, trước mắt cần hoàn thiện lại quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư, trả lời dứt khoát câu hỏi “vốn có trước hay dự án có trước”. Đồng thời, cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định về điều chuyển vốn để tạo chủ động cho các bộ, ngành và địa phương trong điều kiện kế hoạch vốn được giao. Các Nghị định số 136/2015/NĐ-CP, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, Nghị định số 161/2016/NĐ-CP cũng cần được điều chỉnh theo hướng thống nhất về trình tự, thủ tục, quyết định chủ trương dự án nhóm A đầu tư theo hình thức PPP.
Về lâu dài, quy trình xây dựng pháp luật cần được xem xét, hoàn thiện để đảm bảo cho ra đời các sản phẩm chất lượng, bao quát được các trường hợp có thể phát sinh trong thực tiễn với tầm nhìn dài hạn.