Mạnh ai nấy làm

Những năm qua, nhiều công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật do một số đơn vị chủ đầu tư triển khai trên địa bàn TPHCM nhưng chưa có sự phối hợp thực hiện đồng bộ khiến việc đào đường và tái lập mặt đường diễn ra nhiều lần trên cùng một vị trí, cũng như chất lượng thi công không đảm bảo, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, việc đi lại của người dân và gây bức xúc trong dư luận.

Những năm qua, nhiều công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật do một số đơn vị chủ đầu tư triển khai trên địa bàn TPHCM nhưng chưa có sự phối hợp thực hiện đồng bộ khiến việc đào đường và tái lập mặt đường diễn ra nhiều lần trên cùng một vị trí, cũng như chất lượng thi công không đảm bảo, đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, việc đi lại của người dân và gây bức xúc trong dư luận.

Hiện nay TPHCM chưa có một “tổng chỉ huy về công trình ngầm”. Ngành thoát nước thành phố đã có quy hoạch chung thoát nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2002; ngành cấp nước đã lập đồ án quy hoạch cấp nước đến năm 2030; ngành điện lực có quy hoạch tổng sơ đồ VI cung cấp điện; các ngành bưu điện, viễn thông… cũng có các kế hoạch phát triển qua từng thời kỳ…

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm phải được quy hoạch sắp xếp, bố trí một cách khoa học để khi triển khai đầu tư, khai thác hoặc phải duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa… sẽ hạn chế tối đa việc phải đào bới mặt đường, giảm thiểu ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nhìn tổng quan quy hoạch của thành phố, chúng ta vẫn chưa thấy một kế hoạch xây dựng, phát triển tổng thể, đồng bộ và sự phối hợp thống nhất giữa các ngành. Vì vậy, đường vừa làm xong đã bị đào xới để lắp đặt cái này chỉnh trang cái nọ. Mà đáng ra, ít nhất nó phải được thực hiện song song với nhau.

Nhằm tăng cường công tác quản lý thi công công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố, từng bước khắc phục tình trạng thi công chưa được đồng bộ, nâng cao chất lượng công tác đào và tái lập mặt đường, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của thành phố, Sở GTVT đã gửi văn bản yêu cầu các chủ đầu tư có xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật thực hiện trên cùng một tuyến đường, cùng khu vực với các công trình khác phải có thông báo đến các đơn vị chủ đầu tư khác nhằm có kế hoạch phối hợp thi công đồng bộ, tránh việc thi công nhiều lần trên cùng một tuyến đường.

Sở GTVT sẽ không cấp phép thi công đối với các đơn vị không có kế hoạch phối hợp chi tiết thực hiện đồng bộ công trình hạ tầng kỹ thuật sau khi tuyến đường đã được thi công hoàn thành. Sở GTVT cũng khuyến khích các chủ đầu tư liên hệ với các khu quản lý giao thông đô thị để được hỗ trợ trong công tác giám sát tái lập, hoàn trả mặt đường. Tăng cường công tác hậu kiểm về thành phần kết cấu tái lập, xử lý nghiêm đối với các đơn vị thi công gian dối không đảm bảo chất lượng tái lập mặt đường; đẩy mạnh việc sử dụng tiền ký quỹ để chủ động khắc phục đảm bảo an toàn giao thông.

Các cơ quan chức năng TP đã có nhiều biện pháp xử lý nhưng hiệu quả còn khá hạn chế. Một số đơn vị sau khi vi phạm quy chế đào đường đã “lột xác”, thay tên đổi chủ lại tiếp tục nhận hợp đồng thi công. Đối với biện pháp phạt hành chính, mức phạt từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/lần được xem là còn quá nhẹ đối với các đơn vị vi phạm.

THÁI BÌNH

Tin cùng chuyên mục