Mất ngủ, khó ngủ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Thực tế cho thấy, giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người, nó tạo điều kiện cho sự nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng của não bộ và tất cả các cơ quan trong cơ thể. Bất kể vì nguyên nhân gì, nếu ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống và công việc của người bệnh.
Mất ngủ, khó ngủ - Nguyên nhân và cách chữa trị

Thực tế cho thấy, giấc ngủ là một phần không thể thiếu trong đời sống mỗi người, nó tạo điều kiện cho sự nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng của não bộ và tất cả các cơ quan trong cơ thể. Bất kể vì nguyên nhân gì, nếu ngủ quá ít sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, cuộc sống và công việc của người bệnh.

Những phiền phức đầu tiên của chứng mất ngủ, là sự căng thẳng thần kinh, cảm giác ức chế, khó chịu, hay cáu gắt, giảm tập trung trong công việc… Ban đầu, những triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, nếu không được chữa trị và khắc phục kịp thời, sẽ gây ra những tổn thương về hệ thần kinh như trầm cảm, tâm thần, gây một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, béo phì… Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, trong đó những nguyên nhân thường gặp có thể kể như.

Mất ngủ do sinh hoạt

Những lo âu, căng thẳng trong cuộc sống, công việc hàng ngày không được giải tỏa kịp thời sẽ gây cảm giác khó chịu, ức chế cho não bộ, lâu dần dẫn đến khó ngủ và mất ngủ. Làm việc theo ca, thường xuyên thức đêm cũng là thói quen không tốt cho một giấc ngủ ổn định và sâu giấc. Hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, ăn quá no vào ban đêm gây cảm giác đầy bụng, khó chịu khi ngủ. Phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ quá nhiều vào ban ngày, nên đến đêm không ngủ được.

Mất ngủ do bệnh lý

Một số bệnh như viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, zona thần kinh, xương khớp… gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu, làm người bệnh không ngủ được. Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh cũng gây ra chứng mất ngủ, như các thuốc giảm đau có chứa cafein, các thuốc có tác dụng lợi tiểu… Ảnh hưởng của các bệnh về hệ thần kinh như trầm cảm, chứng đau đầu kinh niên.

Những cách cải thiện giấc ngủ

Đa số người bệnh khi gặp phải triệu chứng mất ngủ đều tìm đến các loại thuốc ngủ. Phương pháp này có thể cải thiện ngay lập tức giấc ngủ nhưng về lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc và những tổn thương cho hệ thần kinh, có thể gây trầm cảm và nhất là hiện tượng ngầy ngật, lừ đừ sau khi ngủ.

Để cải thiện tốt nhất căn bệnh mất ngủ, người bệnh nên thực hiện các phương pháp tự nhiên, giúp cải thiện và nâng cao dần dần chất lượng cũng như thời gian ngủ, như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, trước khi đi ngủ dùng các liệu pháp như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…

Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là một phương pháp giúp cải thiện cho giấc ngủ của mình. Một bữa ăn cung cấp đầy đủ các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, các chất khoáng và axit amin thiết yếu sẽ giúp điều tiết, ổn định giấc ngủ, an thần cho hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung.

Bên cạnh đó, có thể dùng các loại thảo dược như tâm sen, nhị sen, lá vông, hoa thiên lý, lạc tiên, tang bạch bì, long nhãn, đan sâm... có tác dụng an thần. Nhưng để có hiệu lực và công dụng, những dược liệu này cần được chuẩn hóa, từ nguồn gốc dược liệu, đến phương pháp chiết xuất, sao tẩm, qui trình bào chế và công nghệ sản xuất đảm bảo giữ lại đầy đủ tính chất dược lý của dược liệu và nhất là có dạng bào chế thích hợp, tiện dụng cho người bệnh.

Tin cùng chuyên mục