Một ký là tám lạng!

Chuyện các xe đẩy bán trái cây dọc lề đường lúc này là chuyện thường thấy. Mùa nào thức ấy, vừa hết mùa vải, là đến mận Hà Nội, đào... Giá viết trên bảng đặt trên xe rất hấp dẫn, ở xa nhìn vào thấy 15.000/1kg. Tấp xe vào nếu xớn xác đòi mua 2kg, người bán sẽ tính tiền 60.000 đồng. Trợn mắt, cãi lại thì người bán sẽ chỉ cho bạn xem con số 2 nhỏ xíu viết kế số 1, nghĩa là 10 ngàn nửa ký. Hết cãi!

Chuyện các xe đẩy bán trái cây dọc lề đường lúc này là chuyện thường thấy. Mùa nào thức ấy, vừa hết mùa vải, là đến mận Hà Nội, đào... Giá viết trên bảng đặt trên xe rất hấp dẫn, ở xa nhìn vào thấy 15.000/1kg. Tấp xe vào nếu xớn xác đòi mua 2kg, người bán sẽ tính tiền 60.000 đồng. Trợn mắt, cãi lại thì người bán sẽ chỉ cho bạn xem con số 2 nhỏ xíu viết kế số 1, nghĩa là 10 ngàn nửa ký. Hết cãi!

Lần khác, thấy cam to hấp dẫn ghi giá 15.000 đồng/kg. Tìm không thấy con số 2 nhỏ xíu, hỏi lại cho chắc ăn: 15.000 đồng/kg?.

Người bán cười, giọng rất dễ thương, nhưng con mắt thì láo liêng, tay chỉ đống cam nhỏ xíu, vỏ héo queo nằm ngay góc xe: Cái đó 15.000 đồng/kg, còn cái này 50.000 đồng. Ha, ha... Lại mắc bẫy!

Chuyện cái bảng giá điêu, cũng không bằng chuyện cái cân thiếu. Một ký mua xong về nhà cân lại còn 8 lạng là thường. Có khi về nhà cân chỉ còn… 6 lạng! Mấy năm trước còn có cảnh người bán trái vải còn kèm theo lá xà cừ! Họ bẻ lá xà cừ cặp vào cho khách tưởng là lá vải. Người mua lại tốn thêm mớ tiền. Một ký chắc cũng mất hết một lạng lá. Mua rẻ hóa mắc.

Cạch tới già, thề không mua hàng trên các xe bán dọc đường. Nghĩ hay tại ta xui, toàn mua gặp người gian xảo, dù trong những người bán rong ấy vẫn có người đàng hoàng. Bạn nói: Anh cứ suy nghĩ một ký mua còn 8 lạng, rồi nhân lên biết giá một ký nếu thấy được thì mua, đừng bận tâm, cho nặng lòng.

Cái chân lý tỉnh queo ấy có thể xem là cách ứng xử phù hợp, nhưng xem ra khó chấp nhận vì trong bụng lúc nào cũng nghĩ đến người gian xảo là… ghét không muốn mua rồi.

Có người nói: “ Thương nhớ mười hai” nghe cứ tưởng nhớ cuốn sách của nhà văn Vũ Bằng, hóa ra không phải. Thương nhớ mười hai ở đây là nhớ hồi xưa người bán trái cây một chục là 12 trái. Đó là chuyện ở Sài Gòn, còn đi xuống Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ có nơi một chục 14 trái, có nơi còn 16 trái. Đó là một nét đẹp của nông thôn Nam bộ có từ xưa, tỏ tấm lòng thơm thảo của người bán với người mua! 

Chắc những người mua bán gian dối kia chẳng nghĩ đến hậu quả. Không kể nhân quả xa xôi, cứ mua gian bán lận, thì khách sẽ xa lánh, con cái họ học được bài học gian xảo ấy từ cha mẹ sẽ dễ thành kẻ bất lương. Mua bán đàng hoàng dần dần sẽ đông khách. Thương hiệu đi kèm với uy tín. Bài học ấy dễ thấy

Nguyên An    

Tin cùng chuyên mục