Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy việc tiêu thụ muối tiếp tục vượt quá các khuyến nghị sức khỏe cộng đồng, tại cả những nước đã và đang phát triển. Các nhà sản xuất thực phẩm, chuyên gia y tế và người tiêu dùng có ý thức đều đang tìm kiếm các phương thức mới để giảm hàm lượng muối trong thực phẩm và chế độ ăn uống.
Các sáng kiến giảm muối tiếp tục được phát triển và thực hiện trên toàn thế giới, các chính phủ và các cơ quan y tế công cộng quốc tế cố gắng giảm tình trạng tiêu thụ muối quá mức. Các chuyên gia y tế thế giới đồng ý rằng tiêu thụ quá nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp của con người, một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể tránh được và là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù đã có các khuyến nghị cụ thể và lượng muối thực tế có sự khác biệt nhẹ giữa các nước, việc sử dụng muối quá mức vẫn phổ biến trên toàn thế giới.
Hình ảnh dựa vào tài liệu của IGIS
Theo Viện Y học (lượng natri tiêu thụ trong dân số: đánh giá chứng cứ, 2013), bất chấp những nỗ lực qua nhiều thập kỷ nhằm giảm lượng tiêu thụ natri, một thành phần chính của muối ăn, một người Mỹ trưởng thành vẫn tiêu thụ từ 3.400mg mỗi ngày - tương đương khoảng 1 muỗng café muối. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ khuyến khích người trong độ tuổi 14-50 nên giới hạn lượng natri khoảng 2.300mg mỗi ngày.
Tại Anh, Ủy ban Tư vấn khoa học về dinh dưỡng khuyến cáo lượng natri tiêu thụ mỗi ngày là 2.400mg.
Theo Wikipedia, “lượng muối thông thường ở nhiều quốc gia phương Tây là 10g một ngày, và cao hơn lượng dùng ở nhiều quốc gia Đông Âu và châu Á. Hàm lượng cao của muối trong nhiều thực phẩm chế biến có tác động lớn đến tổng lượng tiêu dùng”. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới cho người trưởng thành là giảm lượng natri ít hơn 2.000mg (tương đương 5g muối) mỗi ngày. Và mỗi quốc gia cũng đều có các khuyến nghị lượng dùng cụ thể riêng.
MSG làm tăng hương vị của các bữa ăn với công thức ít muối
MSG là muối natri của acid glutamic, một loại acid amin xuất hiện một cách tự nhiên trong thực phẩm chứa protein như thịt, rau củ, và các sản phẩm từ sữa. Từ khi được phát hiện cách đây hơn 100 năm, MSG đã được sử dụng hiệu quả để tăng vị umami trong thực phẩm. Đây cùng là một biện pháp hữu hiệu để giảm mức độ muối được sử dụng khi chế biến thực phẩm. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng thực phẩm có hàm lượng muối thấp sẽ dễ dàng được chúng ta chấp nhận hơn nếu một lượng nhỏ MSG được bổ sung vào.
MSG thường bị hiểu nhầm là có chứa 1 lượng natri cao. Tuy nhiên, MSG chỉ chứa 1/3 lượng natri so với muối ăn (MSG chứa khoảng 12% natri trong khi muối ăn chứa 39% natri). Bởi vì MSG vẫn chứa một lượng nhỏ natri, nó có thể được sử dụng như là 1 loại gia vị để làm giảm lượng natri, nhưng không sử dụng như là một chất thay thế cho muối ăn.
Người tiêu dùng nhận thấy MSG mang lại những lợi ích cho chế độ ăn của họ, và trên hết là cho sức khỏe của họ, bằng cách sử dụng chất tăng vị an toàn và hiệu quả này để giảm lượng natri hấp thụ. MSG thường là 1 gia vị quan trọng cho những người có chế độ ăn thấp natri, bởi vì nó cải thiện hương vị của món ăn trong khi giảm nhu cầu muối. Trên thực tế, khi MSG được thêm vào (tăng mức độ glutamate) thức ăn và các công thức nấu ăn, nồng độ natri có thể được giảm tới 40% trong khi món ăn vẫn duy trì được mùi vị thơm ngon.
(Theo Tài Liệu International Glutamate Information Service)