
Ngành Xây dựng thế giới đang có cuộc cạnh tranh ly kỳ quyết liệt. Không phải khoa trương để giành hợp đồng béo bở mà là âm thầm kèn cựa về chiều cao. Cao nhất là bao nhiêu tầng, bao nhiêu mét? Tức ai sẽ là nhà đầu tư rút khoảng cách ngắn nhất giữa bầu trời với mặt đất.

Điển hình đang là công trình nhà chọc trời BURJ DUBA tại thủ đô Dubai của các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.Công trình đang xây dựng phần ngọn, dự kiến đến năm 2009 mới đưa vào sử dụng, nhưng chiều cao thật sự vẫn chưa được công bố chính xác.
Vì kiến trúc sư trưởng Adrian Smith tuyên bố thẳng: “Từ các tầng 156m và 585,7m trở lên sẽ là kết cấu thép, không là bê tông cốt thép như phần dưới. Kết cấu thép này có thể nới thêm để đánh bại bất kỳ tháp nào về danh hiệu cao nhất”. Đó có nghĩa là một “ẩn số”, vì tại Ấn Độ cũng đang có một công trình đang xây dựng có thể đạt danh hiệu này.
Chung quanh tháp BURJ DUBA đang có các tháp có thể so sánh thi đua như tháp Sear Tower 110 tầng, tháp CN của Canada đứng tự do riêng lẻ 553m, Tháp Taipei 101 của Đài Loan áp dụng kỹ thuật bơm bê tông thẳng đứng cũng cao đến 512,1m. BURJ DUBA, bảng vẽ ban đầu, diện tích sàn với 344.000m2, cao 160 tầng cùng hai tầng hầm lòng đất, ẩn số có thể lên đến 700m, thậm chí 800m vì kết cấu thép có thể nới dần ra.
Nhà chọc trời BURJ DUBA là một công trình tổng hợp, bao gồm công viên nghỉ ngơi, nhà ở thấp tầng, căn hộ chung cư cao cấp, nằm trên đường Sheikh Zayet mệnh danh “đường vòng phòng thủ”, phố Doha nhìn ra vịnh Dubai tuyệt đẹp. Công trình được đầu tư tới 800 triệu USD, chủ đầu tư là công ty Emarr. Các công ty thiết kế từ Chicago Hoa Kỳ là Owings-Merrill và Skidmore, kiến trúc sư trưởng là Adrian Smith.
Tính độc đáo để cả thế giới theo dõi ngưỡng mộ nhà chọc trời BURJ DUBA là ở ý tưởng thiết kế. Yù tưởng ban đầu hình thành từ dáng một loài hoa đẹp có tên Hymenocallis, bông hoa biểu trưng cho thảm thực vật vùng hoang mạc của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.
Kiến trúc sư Adrian Smith cùng các cộng sự còn tinh tế kết hợp các đường nét kiến trúc của Hồi giáo bản địa, uốn nắn ra một hình ảnh bông hoa bằng thép, từ đài hoa dưới thấp càng lên cao càng nhỏ lần và đó là một bông hoa Hymenocallis sống, vì nó có thể cao thêm lên bởi kết cấu thép phát triển theo tầm ngắm của người kiến trúc sư.
Lê Văn Sâm