

Dọc theo bờ sông Elbe thơ mộng chảy ngang qua thủ đô Prague của công hòa Czech, có nhiều khu nhà được coi là quái đản nhất thế giới, nhưng cũng vì vẻ đẹp kỳ lạ như thế mà đã thu hút du khách quốc tế đến với nước Đông Âu trải qua nhiều thời kỳ sóng gió này. Có khoảng 10 mẫu kiến trúc nhà được xây dựng rải rác dọc theo bờ kênh Rasinovo dẫn đến ga métro Karlovo, mà lúc mới hình thành, đã làm người dân lo ngại, vì nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép mà cứ ẻo lả như nhảy múa, có nơi nứt rạn, nghiêng đổ, dù đó là những công trình bền vững nhất, do các kiến trúc lừng danh thiết kế xây dựng.
Nếu trong văn học nghệ thuật có nhiều trường phái phục hưng, thì trong kiến trúc, đây cũng được coi là dấu ấn phục hưng kiểu nhà kỳ lạ, bởi hai kiến trúc sư, một của Hoa Kỳ là Frank Gehny và một của Czech là Vlado Milunic. Cả hai cùng chung tham vọng dựng lại nhà cao tầng đã bị chiến tranh tàn phá. Mẫu phục chế là hai tượng đá đôi nghệ nhân múa của Hoa Kỳ có tên gọi "Fred-Ginger", cặp đào kép khiêu vũ gắn kết tha thiết và đó trở thành mẫu cao tầng chính trong một loạt 10 mẫu có tên nhà khiêu vũ "Dancing House" (ảnh).
Từ xa xa, khách đã có thể nhận ra, cặp "múa đôi" này, bên phải là nam, bên trái là nữ, nhưng đến gần mới có thể nhận rõ nam là bằng đá khối rắn, nữ là bằng thủy tinh lượn bóng, nên các công trình phục hưng cũng chủ ý vận dụng khối đá và thủy tinh trong xây dựng. Phiên bản cũ có trong thập niên 40-50, nhà múa đôi được phục chế từ năm 1992-1996.
Dancing house của Pregue được coi là những cao tầng đa chức năng vì lẽ là nơi làm hộ dân, khách sạn, mở văn phòng đại diện, nhà hàng đặc sản, khu giải trí, điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất và nhất là, nó được Ngân hàng Nhà nước Cộng hòa Czech chọn in biểu tượng lên đồng DZD. Các cao tầng nhà khiêu vũ được du khách quốc tế mô tả là những đoạn đường đi bộ "theo ký ức thời gian", gắn chặt với những chuyến đi chan chứa tình người.
Từ một tượng đá múa đôi, ra một phố Dancing house hấp dẫn. Biết đâu tại Việt Nam lại có những nhà kiến trúc phục hưng, xây cao tầng dựa trên các phiên bản "Núi đôi", hòn "Trống mái" hay hòn "Phụ tử" đã từng đi vào văn học
Lê Văn Sâm