Nhếch nhác các khu phố văn hóa

Nằm ở trung tâm TPHCM, Khu phố Văn hóa (KPVH) 2 trên đường Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 đoạt danh hiệu KPVH 9 năm liền vậy mà trông khá nhếch nhác. Ngay cổng vào, dưới tấm biển KPVH la liệt hàng quán, bên bán đồ ăn bày nào bàn nào ghế, tủ kệ đủ loại, bên bày hàng cá hàng thịt không khác gì cái chợ. Vào bên trong khu phố, người dân hai bên cơi nhà lấn hẻm, quần áo phơi phóng la liệt, rất mất mỹ quan.
Nhếch nhác các khu phố văn hóa

Nằm ở trung tâm TPHCM, Khu phố Văn hóa (KPVH) 2 trên đường Nguyễn Thái Bình, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 đoạt danh hiệu KPVH 9 năm liền vậy mà trông khá nhếch nhác. Ngay cổng vào, dưới tấm biển KPVH la liệt hàng quán, bên bán đồ ăn bày nào bàn nào ghế, tủ kệ đủ loại, bên bày hàng cá hàng thịt không khác gì cái chợ. Vào bên trong khu phố, người dân hai bên cơi nhà lấn hẻm, quần áo phơi phóng la liệt, rất mất mỹ quan.

Cách đó không xa, khu phố 31 hẻm 84 Nguyễn Thái Bình bị hẹp lại chỉ còn một nửa bởi nhà dân cơi nới lấn hẻm. Tương tự các KPVH 2 trên đường Nguyễn Tất Thành, phường 13 quận 4; khu dân cư văn hóa 1, hẻm 288 đường An Dương Vương, quận 5 hay KPVH 3, hẻm 102 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1… cũng xô bồ không kém.

Quan sát thực tế cho thấy, trên 90% các con hẻm của những KPVH đều có hiện tượng lấn chiếm hẻm để buôn bán hoặc cơi nhà lấn hẻm làm cho con hẻm trở nên quá chật hẹp. Như KPVH 5, hẻm 165 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, con hẻm rộng chừng hơn 1m lại bị lấn chiếm bán đồ ăn sáng và nơi để xe máy của nhà dân khiến người lạ nhìn con hẻm ngao ngán không muốn vào. KPVH tại hẻm 318 - 330 Phan Văn Trị là chợ tự phát, từ sáng tới chiều không lúc nào được yên tĩnh, rác thải từ những hàng rau, hàng cá làm ô nhiễm cả con hẻm nhưng biển KPVH vẫn đứng sừng sững ở đầu hẻm.

Có những dãy phố, hẻm dựng biển KPVH như ở phường 17, quận Bình Thạnh có KPVH 1, Xô Viết Nghệ Tĩnh; khu phố 2, Điện Biên Phủ. Các KPVH đường Phan Văn Hân, phường 17 và KPVH 4, phường 19, quận Bình Thạnh, khu phố 5, phường 3, quận 3 (ảnh) cũng góp phần làm nên bộ mặt không đẹp lắm cho những KPVH.

Một người dân bức xúc: “Không hiểu quận nghĩ thế nào mà cấp chứng nhận KPVH cho những khu phố quanh đây, ban ngày thì lấn chiếm lòng, đường để bán buôn, ban đêm thì quán nhậu ồn ào, gái làm tiền, chích hút ma túy lộng hành, người dân thì thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi…”.

Con kênh chạy qua phường 17 đầy rác, nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối, những lúc triều cường hoặc mưa lớn thì cả khu bị ngập. Tương tự là KPVH 1 phường Trung Mỹ Tây, quận 12 nhiều năm nay thường xuyên chịu cảnh ngập nước dài ngày, cộng với ô nhiễm từ rác thải. Đi vào KPVH 3 hẻm 367 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh (đối diện Bến xe Miền Đông) là một dãy nhà vách ván lợp tôn cũ lụp xụp, tối tăm và những đứa trẻ chừng 9-10 tuổi chuẩn bị đi bán vé số. Phía sau tấm biển KPVH là dòng chữ “Tích cực bài trừ tệ nạn ma túy – mại dâm” nhưng tại quán nước ngay đầu hẻm lúc nào cũng có mấy người đàn ông ngồi, thấy người lạ đi vào là săm soi dọa nạt.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục