Chạy đua vào Nhà trắng 2008

Nữ nghị sĩ hay người da đen – nước Mỹ có sẵn sàng?

Nữ nghị sĩ hay người da đen – nước Mỹ có sẵn sàng?

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang trong thời điểm tranh tối tranh sáng, chưa biết ai sẽ trở thành ứng cử viên. Thượng nghị sĩ Hillary Clinton của đảng Dân chủ lâu nay vẫn tuyên bố lấp lửng. Nhưng giới quan sát cho rằng kinh nghiệm là hãy nhìn những ai là khách vào ra căn nhà của H.Clinton tại Washington D.C thì sẽ rõ.

Tuần rồi một trong những vị khách ra vào này tiết lộ một chiến dịch vận động đang tăng tốc, mà nguyên nhân thúc đẩy chính là sự thành công nhanh chóng của Barack Obama.

  • H. Clinton, Obama, ai sẽ được đảng Dân chủ chỉ định ra tranh cử?

Chủ nhật trước bà Clinton đã mở tiệc tối mời các quan chức chủ chốt của bang New Hampshire. Thứ ba tiếp theo là tiệc mời các nhân vật từ bang Iowa. Cả hai bang là chiến trường đầu tiên sống còn trong bất kỳ chiến dịch vận động nào để được chỉ định là ứng cử viên của đảng.

Sau đấy, thứ tư, là tiệc mời các nhân vật lão luyện từng qua 2 chiến dịch vận động bầu cử cho chồng, trong đó nổi lên là  James Carville, quân sư của Bill Clinton.

Nữ nghị sĩ hay người da đen – nước Mỹ có sẵn sàng? ảnh 1

Hillary Clinton và Barack Hussein Obama, ai sẽ được đảng dân chủ chỉ định là ứng cử viên tranh ghế tổng thống?

Cuộc chạy đua bắt đầu. Thượng nghị sĩ có cái tên ấn tượng Barack Hussein Obama, 45 tuổi, của bang Illinois, cũng là đảng viên đảng Dân chủ, đã kích thích đảng này giống như không có nhân vật khác và điều này đã được cảm nhận trong hầu hết người tham gia chiến dịch vận động của bà Clinton.

Obama đang tích cực thăm dò một cuộc chạy đua vào ghế tổng thống, đe dọa phá hỏng những kế hoạch được sắp xếp kỹ lưỡng của bà Clinton, đồng thời đe dọa việc nắm lấy quyền lực cao của bà trong đảng.

Bà Clinton đã thực hiện nhiều năm, giờ đang tăng tốc hành động bởi sự nổi lên bất ngờ của Obama. Giữa tháng 12, Obama lần đầu tiên đến New Hampshire và đã tổ chức nói chuyện có 1.500 đảng viên Dân chủ và 160 nhà báo tham dự.

Vé được bán sạch và sự quan tâm của đám đông cuồng nhiệt được mô tả rất ấn tượng. Tại đây, những chương trình quảng cáo TV ủng hộ Obama sẵn sàng vào cuộc, với khẩu hiệu “Niềm tin trở lại!”, coi Oama là biểu tượng lớn của sự thay đổi.

Vincent Hutching, nhà nghiên cứu khoa học chính trị tại đại học Michigan, nói “công chúng đang đặt ông lên bất cứ điều gì họ muốn nhìn thấy”. Tuần trước đó, có mặt trên “đất” của bà Clinton ở New York, tại một tiệc tối của ngành công nghiệp thời trang, Obama đã phát biểu có khả năng là người thay thế bà Clinton.

Từ hai năm qua bà Clinton thận trọng tách khỏi New Hamshire và Iowa vì sợ chuẩn bị cho việc tranh cử tổng thống quá sớm. Nhưng nay vướng phải Obama, bà Clinton bất thình lình phải ra công khai.

Bên cạnh những bữa tiệc tối, bà Clinton còn điện thoại cho những nhân vật chủ chốt ở các bang như Nevada và South Carolina. Tuần rồi bà đã tái phát hành cuốn sách best seller của mình It take a village, và đang lên kế hoạch xuất hiện ký tặng vào sách.

Thật dễ hiểu tại sao Osama là một đe dọa như thế.  Những hoạt động chính trị được cho là không thành kiến của ông thu hút cả những người ủng hộ của bà Clinton. Ông đã kiên định chống chiến tranh và thậm chí chống tại Thượng viện Mỹ, trong khi bà Clinton bỏ phiếu cho sự xâm lược Iraq.

Osama có khả năng nói chuyện thu hút, phong thái dễ gần.  Cuối cùng, là một người da đen, Osama đe doạ một trong những khu vực mạnh nhất ủng hộ H. Clinton, đặc biệt tại South Carolina, là một bang khởi động sớm đồng thời có đông người da đen. Nếu có thể thu được sự ủng hộ của số người da đen đấy, ông có thể thổi bay bà Clinton vốn không được người da trắng phía Nam ưa thích.

Osama giờ như một cơn bão thực sự đối với tham vọng của bà Clinton. Ngược với Osama, bà Clinton là người nói chuyện kém, được cho là đến với công chúng lạnh lùng và có tính toán. Bà cũng là một người dễ gây phân cực, khó thu hút nhiều cử tri đảng Cộng hòa.

Nhiều người không thích ý tưởng việc bà lên làm tổng thống với sự yểm trợ công việc bởi Bill Clinton mà nhiều người cho sẽ là nhiệm kỳ 3 của ông. Bà cũng được xem là một tên tuổi từ quá khứ trong một đất nước  mà -sự sa lầy ở Iraq -đang trông chờ một khởi động mới.

Và sự nổi lên của Obama phần nào làm bùng lên trong nhiều đảng viên Dân chủ muốn tìm một gương mặt mới thay thế H. Clinton, người mà họ e rằng có thể quá nghiêng về một cực để có thể thu hút số cử tri độc lập cần thiết cho cuộc tổng tuyển cử.

Rất nhiều tranh luận xung quanh cuộc đua vào Nhà Trắng. Mộät số thấy bà Clinton có nhiều thuận lợi hơn và những nguồn quỹ khổng lồ. Bà đã mất nhiều năm và hàng triệu đô la nuôi dưỡng bộ máy chính trị mạnh mẽ không dễ đánh bật.

Bà có những đồng minh mạnh trong đảng và đã tập hợp một đội vận động có một không hai. Bà cũng có nhiều tiền hơn bất kỳ đảng viên Dân chủ nào khác. Hiện bà đã vận động được 14 triệu USD, còn Obama có chưa tới 2 triệu USD.

Nhưng dù cho bất kỳ ai đang chiếm ưu thế thì cuộc chiến thật sự vẫn còn ở phiùa trước. Chưa biết Obama có thắng trong cuộc chỉ định này hay không, hay là Clinton, hoặc một ai khác.

  • Chọn phụ nữ hay người da đen -  nước Mỹ đã sẵn sàng?

220 năm nay người Mỹ chỉ bầu cho đàn ông da trắng theo đạo Thiên chúa vào các chức vụ cao. Một tổng thống da đen trong một đất nước từng có nội chiến do vấn đề sắc tộc có thể là chứng tỏ sự không biệt chủng tộc.

Cũng như một nữ tổng thống sẽ chứng tỏ với phần còn lại của thế giới rằng nước Mỹ không phân biệt giới tính. Nếu cả bà Clinton lẫn Obama đều không được chỉ định, thì đó chẳng phải nước Mỹ hẹp hòi mà chứng tỏ họ còn thiếu sót hoặc có sự nổi lên của vài người nào đó trong đảng.

Một cuộc thăm dò về việc bầu chọn phụ nữ hay người da đen cho thấy viễn cảnh cải thiện cho cả hai, khác với những năm trước. Theo thăm dò của Newsweek, 86% sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên nữ giỏi nếu họ được đảng chỉ định. Tương tự  93% sẽ bầu cho người da đen giỏi.

Nhưng khi hỏi liệu người Mỹ có sẵn sàng bầu phụ nữ làm tổng thống, chỉ 55% đồng ý, ít hơn 7% so với nam. Còn bầu cho người Mỹ da đen làm tổng thống, 56% cử tri nói sẵn sàng, nhưng số người da đen nói không nhiều hơn người da trắng.

Chuyện bên lề, phụ nữ là người nghi ngờ nhất viễn cảnh của H. Clinton và người da đen không tin Obama có thể đi xa. (Theo Newsweek, Mail Guardian online)

LỆ THƯ

Tin cùng chuyên mục