Dấu chấm hết
Phản ứng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật trừng phạt Nga, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, ngày 3-8, tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ là phi lý, đồng thời bày tỏ tin tưởng nước Nga sẽ vượt qua. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh nước Nga sẽ bình tĩnh tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội, tìm kiếm giải pháp thay thế nhập khẩu, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Thủ tướng Nga khẳng định động thái của Mỹ đồng nghĩa Washington tuyên bố chiến tranh thương mại toàn diện với Mátxcơva và đặt dấu chấm hết cho hy vọng cải thiện quan hệ song phương dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Người đứng đầu chính phủ Nga cũng cho rằng chế độ trừng phạt này đã được luật hóa và sẽ được duy trì hàng chục năm, nếu “không có điều kỳ diệu nào xảy ra”. Hơn nữa, văn kiện này còn khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, được thông qua vào năm 1974 và 38 năm sau mới được dỡ bỏ, do mang tính toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội. Do đó, quan hệ giữa Nga và Mỹ trong thời gian tới sẽ rất căng thẳng.
Ngày 3-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng quan hệ giữa nước này với Nga đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay và rất nguy hiểm, đồng thời đổ lỗi cho Quốc hội Mỹ vì đã để tình hình diễn biến như hiện tại. Tổng thống Donald Trump đưa ra những bình luận trên chỉ một ngày sau khi ông miễn cưỡng ký phê chuẩn dự luật tăng cường trừng phạt Nga. Còn phía Nga thông báo trước mắt sẽ trục xuất các nhân viên ngoại giao Mỹ nhằm đáp trả lại các lệnh trừng phạt mới của Washington.
Iran khiếu nại, EU sẽ trả đũa
Trong tuyên bố về việc ký chính thức ban hành thành luật các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump đã cho rằng các lệnh trừng phạt này là “sai lầm đáng kể”, dù ông ủng hộ các biện pháp cứng rắn để trừng phạt và răn đe 3 quốc gia này. Tổng thống Donald Trump cũng hối thúc Quốc hội nước này không dùng biện pháp mới để cản trở nỗ lực của Washington trong nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine cùng với các đồng minh châu Âu.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, động thái mới nhất của Mỹ đang khiến EU quan ngại sâu sắc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ngày tuyên bố EU sẵn sàng đưa ra các biện pháp đáp trả trong vài ngày tới nếu các lệnh trừng phạt này ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của EU. Ông Juncker nhấn mạnh EU phải bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình, và sẽ kiên quyết làm điều đó.
Cùng ngày, hãng tin ISNA đưa tin Iran khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ đã phá vỡ những điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc thế giới. Iran khẳng định Mỹ đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, được biết đến là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nhằm gây tổn hại cho Iran. Iran sẽ khiếu nại vấn đề này lên cơ quan giám sát thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc.
Tuy nhiên, ngày 3-8, bất chấp việc Tehran cáo buộc các lệnh trừng phạt mới của Mỹ vi phạm thỏa thuận, bà Catherine Ray, phát ngôn viên của Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini, nhấn mạnh EU cho rằng tất cả các bên ký thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn đang tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.
Thỏa thuận hạt nhân được Iran ký với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc cùng với Đức) hồi tháng 7-2015 đã chính thức có hiệu lực vào tháng 1-2016, mở đường cho việc bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình.
Phản ứng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành luật trừng phạt Nga, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, ngày 3-8, tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga mới của Mỹ là phi lý, đồng thời bày tỏ tin tưởng nước Nga sẽ vượt qua. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh nước Nga sẽ bình tĩnh tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội, tìm kiếm giải pháp thay thế nhập khẩu, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Thủ tướng Nga khẳng định động thái của Mỹ đồng nghĩa Washington tuyên bố chiến tranh thương mại toàn diện với Mátxcơva và đặt dấu chấm hết cho hy vọng cải thiện quan hệ song phương dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Người đứng đầu chính phủ Nga cũng cho rằng chế độ trừng phạt này đã được luật hóa và sẽ được duy trì hàng chục năm, nếu “không có điều kỳ diệu nào xảy ra”. Hơn nữa, văn kiện này còn khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, được thông qua vào năm 1974 và 38 năm sau mới được dỡ bỏ, do mang tính toàn diện và không thể hủy bỏ bằng một sắc lệnh đặc biệt của tổng thống mà không có sự đồng ý của quốc hội. Do đó, quan hệ giữa Nga và Mỹ trong thời gian tới sẽ rất căng thẳng.
Ngày 3-8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng quan hệ giữa nước này với Nga đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay và rất nguy hiểm, đồng thời đổ lỗi cho Quốc hội Mỹ vì đã để tình hình diễn biến như hiện tại. Tổng thống Donald Trump đưa ra những bình luận trên chỉ một ngày sau khi ông miễn cưỡng ký phê chuẩn dự luật tăng cường trừng phạt Nga. Còn phía Nga thông báo trước mắt sẽ trục xuất các nhân viên ngoại giao Mỹ nhằm đáp trả lại các lệnh trừng phạt mới của Washington.
Iran khiếu nại, EU sẽ trả đũa
Trong tuyên bố về việc ký chính thức ban hành thành luật các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump đã cho rằng các lệnh trừng phạt này là “sai lầm đáng kể”, dù ông ủng hộ các biện pháp cứng rắn để trừng phạt và răn đe 3 quốc gia này. Tổng thống Donald Trump cũng hối thúc Quốc hội nước này không dùng biện pháp mới để cản trở nỗ lực của Washington trong nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine cùng với các đồng minh châu Âu.
Tuy nhiên, theo giới quan sát, động thái mới nhất của Mỹ đang khiến EU quan ngại sâu sắc. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ngày tuyên bố EU sẵn sàng đưa ra các biện pháp đáp trả trong vài ngày tới nếu các lệnh trừng phạt này ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của EU. Ông Juncker nhấn mạnh EU phải bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình, và sẽ kiên quyết làm điều đó.
Cùng ngày, hãng tin ISNA đưa tin Iran khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ đã phá vỡ những điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc thế giới. Iran khẳng định Mỹ đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, được biết đến là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nhằm gây tổn hại cho Iran. Iran sẽ khiếu nại vấn đề này lên cơ quan giám sát thỏa thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc.
Tuy nhiên, ngày 3-8, bất chấp việc Tehran cáo buộc các lệnh trừng phạt mới của Mỹ vi phạm thỏa thuận, bà Catherine Ray, phát ngôn viên của Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini, nhấn mạnh EU cho rằng tất cả các bên ký thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn đang tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận.
Thỏa thuận hạt nhân được Iran ký với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc cùng với Đức) hồi tháng 7-2015 đã chính thức có hiệu lực vào tháng 1-2016, mở đường cho việc bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình.