Online hóa giáo dục TPHCM - Bước đầu khả quan

Ngày 20-12, tại TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM cùng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổng kết giai đoạn 1 ứng dụng Hệ thống quản lý trường học SMAS 2.0 (School Management System). Qua 1 năm triển khai, gần 1.000 trường (tiểu học và phổ thông trung học) đã tổ chức đào tạo, tập huấn và ứng dụng phần mềm SMAS. Kết quả cho thấy 93% số trường đã ứng dụng phần mềm hiệu quả. Tuy nhiên công cuộc “online hóa” giáo dục TPHCM cần những bước đi quyết liệt hơn.
Online hóa giáo dục TPHCM - Bước đầu khả quan

Ngày 20-12, tại TPHCM, Sở GD-ĐT TPHCM cùng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổng kết giai đoạn 1 ứng dụng Hệ thống quản lý trường học SMAS 2.0 (School Management System). Qua 1 năm triển khai, gần 1.000 trường (tiểu học và phổ thông trung học) đã tổ chức đào tạo, tập huấn và ứng dụng phần mềm SMAS. Kết quả cho thấy 93% số trường đã ứng dụng phần mềm hiệu quả. Tuy nhiên công cuộc “online hóa” giáo dục TPHCM cần những bước đi quyết liệt hơn.

  • Thay đổi phương thức tiếp cận

Sở GD-ĐT TPHCM đã xây dựng cổng thông tin điện tử http://e-school.edu.vn cung cấp các thông tin bổ ích như thư viện điện tử gồm 3 thư viện phục vụ cho các cấp và nay đã bổ sung thêm 10.000 đầu sách được số hóa; cung cấp hơn 1.200 bài giảng được chọn lọc và phân loại theo nhóm bài giảng, cấp học (giáo trình điện tử); xây dựng hệ thống nhắn tin học bạ điện tử với hơn 1.250 trường đăng ký sử dụng...

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Hoài Chương, để đáp ứng nhu cầu quản lý, học tập và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đồng bộ các khâu nghiệp vụ từ quản lý đến giảng dạy mà từ trước đến nay thực hiện thủ công và mất nhiều thời gian thì cần có một hệ thống chung để thống nhất các dữ liệu, thao tác, trình duyệt... Từ đó mới xuất hiện hệ thống phần mềm quản lý nhà trường SMAS 2.0.

Giáo viên Phòng Giáo dục quận 11 tập huấn sử dụng hệ thống SMAS 2.0.

Giáo viên Phòng Giáo dục quận 11 tập huấn sử dụng hệ thống SMAS 2.0.

Ông Chương cho biết thêm, bước đầu hệ thống này được thí điểm tại 11 trường. Trong quá trình triển khai, hai bên đã bám sát các nhu cầu thực tế nên hệ thống phần mềm SMAS ngày càng được hoàn thiện, bổ sung các tính năng mới.

Hệ thống phần mềm đã có tính năng nhập điểm số trong sổ ghi điểm, đã giải giúp giảm tải cho bộ phận giáo vụ do hệ thống tự động tổng hợp từ sổ điểm của các giáo viên khác vào hệ thống; các loại báo cáo được thực hiện đồng bộ xuyên suốt từ cấp phòng/sở; các mẫu biểu phù hợp với quy định hiện hành...

Chính vì thế, từ tháng 6 đến tháng 9-2011, SMAS 2.0 đã được nhân rộng đến các cơ sở giáo dục trên tinh thần tự nguyện tham gia và nhận được sự hợp tác triển khai tích cực của các phòng GD-ĐT và các trường... và đến tháng 10-2011 đã triển khai trên diện rộng tại 100% các trường từ khối tiểu học đến khối trung học.

  • Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng

Với 139 tính năng, SMAS được Sở TT-TT TPHCM đánh giá là phần mềm có nhiều tính năng nhất, hiệu quả gấp 1,5-2 lần so với các phần mềm khác. Được biết, phần mềm SMAS do Viettel xây dựng trên bài toán đầu vào từ sở và các trường, được cung cấp hoàn toàn miễn phí cho tất cả các trường và cơ sở giáo dục.

Với giải pháp này, các trường sẽ tiết kiệm được chi phí mua phần mềm và đầu tư máy chủ (server) trung bình 50-60 triệu đồng/trường. Tính ra, với hơn 2.000 trường tại TPHCM, con số tiết kiệm lên tới hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa, phần mềm SMAS (do Trung tâm phần mềm của Viettel phát triển) được thiết kế theo kiến trúc mở, dễ dàng phát triển mở rộng thêm các phân hệ khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều trường và cơ quan quản lý giáo dục các cấp. SMAS còn tương thích với mọi loại trình duyệt.

 Chỉ cần máy tính có kết nối internet, các trường không phải quản trị vận hành, đầu tư hạ tầng mà người dùng có thể sử dụng phần mềm mọi lúc mọi nơi. Giao diện của SMAS cũng được thiết kế thân thiện với người dùng với các chức năng dễ thao tác... là những lợi ích rất lớn về công nghệ cho những cập nhật, phát triển sau này.

Với những kết quả ban đầu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Hoài Chương cho rằng, cần hoàn chỉnh triển khai phần mềm SMAS 2.0 trong năm học 2011-2012. Đến cuối năm học 2011-2012, các cơ sở giáo dục sử dụng hệ thống SMAS làm công cụ quản lý và thực hiện các chế độ báo cáo trên hệ thống SMAS.

Song song đó là mở rộng các trường sử dụng phần mềm SMAS 2.0 với triển khai thử nghiệm hệ thống quản lý khối mầm non từ đầu năm 2012 cũng cần đánh giá lại toàn diện hệ thống SMAS 2.0 để tiếp tục tìm những bước phát triển cao hơn và cần đồng bộ hóa dữ liệu ngành giáo dục để phát huy hết tính năng của SMAS 2.0.

Với ý kiến này, ông Tống Viết Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, khẳng định: Hệ thống quản lý trường học (SMAS) chính là giải pháp đầu tiên mà Sở GD-ĐT TPHCM đi tiên phong triển khai ứng dụng. Đây mới chỉ là bước đầu và Viettel sẽ không ngừng nỗ lực để nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp ngành giáo dục ứng dụng hiệu quả hơn.

Khối THPT: 180/185 trường đã hoàn thành việc đưa dữ liệu lên hệ thống thống phần mềm (đạt 97,2%). Khối THCS: 265/285 trường hoàn thành cập nhật dữ liệu lên hệ thống (đạt 93%). Khối tiểu học: 423/465 trường hoàn thành cập nhật dữ liệu (đạt 91%). Hơn 810.000 học sinh đã được cập nhật dữ liệu lên hệ thống.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục