

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với các sinh viên Việt Nam tại Trường Đại học Polytechnique. Ảnh: XUÂN BA
Trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp và nói chuyện với các giáo sư (GS), sinh viên (SV) và cựu SV Trường ĐH Polytechnichque - một cơ sở đào tạo (ĐT) và nghiên cứu (NC) danh giá nhất nước Pháp, thu hút sự quan tâm sâu sắc của đối tượng này. Sau đây là một số ý kiến của những người tham dự xung quanh những vấn đề Thủ tướng đặt ra.
GS Trương Nguyễn Trân, ĐH Brown (Hoa Kỳ) và ĐH Polytechnique:
Giải quyết tình trạng “bế tắc” ở các trường ĐH Việt Nam
15 năm gần đây, tôi rất quan tâm đến tình hình GD ĐH ở nước nhà. Cùng với nhiều đồng nghiệp, chúng tôi đã giới thiệu hơn 100 SV VN xuất sắc đến học tập tại Trường Polytechnique. Đây là những SV nhiều tiềm năng, nhà nước ta cần có chiến lược sử dụng nguồn tài nguyên trí thức này cho việc xây dựng và phát triển kinh tế (KT), khoa học (KH) và GD của đất nước.
Một trong những giải pháp để thu hút đội ngũ KH trẻ VN ở nước ngoài (NN) quay về nước là tạo ra các trường ĐH đẳng cấp quốc tế (QT). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ý định thành lập các trường này gặp nhiều trở ngại. Ta nên tìm một mô hình riêng phù hợp hơn. Cụ thể, có thể lập ra một Viện Millenium Sciences Initiatives (MSI) như GS Griffiths đề nghị cách đây ít năm, nhưng với kinh phí nhỏ hơn 4 - 5 lần và một hội đồng quản trị (HĐQT) gồm những nhà KH quản lý trong nước và QT có uy tín.
Cũng như chương trình MSI, những nhà KH trong tổ chức này cần được đảm bảo điều kiện sống và làm việc đầy đủ, nhằm tránh tình trạng làm thêm bên ngoài, gây ảnh hưởng đến khả năng nghiên cứu (NC) và giảng dạy của họ. Ngoài trách nhiệm giảng dạy, họ phải tiếp tục nỗ lực NC và công bố các công trình KH với trình độ QT, như lúc họ làm việc ở NN. Nếu ta không thành lập được những tổ chức có trình độ cao như thế, một số rất lớn các nhà NC trẻ và tài năng của VN sẽ tiếp tục ở lại làm việc ở NN. Kết quả là ta không giải quyết được tình trạng bế tắc ở các ĐH tại VN; sẽ không có một ĐH đẳng cấp QT trong tương lai gần; cũng như sẽ không có một đội ngũ KH xứng đáng để hỗ trợ cho phát triển KT của đất nước.
Vũ Ngọc Anh, cựu SV khóa X 2001, hiện làm việc trong ngành tư vấn chiến lược viễn thông của Pháp:
Thúc đẩy hợp tác giữa các công ty (CT) VN và Pháp
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Trường ĐH Polytechnique đã tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp xúc với mạng lưới cựu SV của trường. Hội cựu SV Polytechnique với hơn 14.000 thành viên, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các cá nhân, tập đoàn KT, tổ chức QT. Việc này có ý nghĩa lớn vì rất nhiều cựu SV của trường đã và đang giữ những vị trí quan trọng trong xã hội và nền KT Pháp.
Hiện nay, trong số 40 tập đoàn (TĐ) đa quốc gia lớn nhất có nguồn gốc từ Pháp (các CT trong danh sách CAC 40), 19 TĐ đang được điều hành bởi các ban quản trị mà đứng đầu là các nhà lãnh đạo xuất thân từ Trường Polytechnique, như: Didier Lombard (TGĐ điều hành TĐ Truyền thông France Telecom), Patrick Kron (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành TĐ sản xuất các thiết bị năng lượng và giao thông Alstom), Thierry Desmarest (Chủ tịch HĐQT TĐ Dầu khí Total), Fabrice Brégier (TGĐ điều hành Airbus - trước là Chủ tịch kiêm TGĐ điều hành Hãng trực thăng Eurocopter) v.v… Việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với Hội Cựu SV Trường Polytechnique vô hình trung sẽ thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các CT VN và Pháp, đặc biệt là trong các ngành năng lượng, giao thông, truyền thông, thông tin, cơ sở hạ tầng…
Hiện nay tại Pháp và các nước như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, có nhiều người VN đã từng học và tốt nghiệp từ các trường lớn tại Pháp, đặc biệt là từ Trường Polytechnique. Từ khóa 1995, có hơn 100 SV VN đã tốt nghiệp tại Trường Polytechnique. Trong đó, 32 SV từng đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế (Toán, Lý, Hóa) cùng nhiều thủ khoa ĐH. Sau khi tốt nghiệp, họ làm việc trong các TĐ công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn như viễn thông, công nghệ thông tin, hàng không, dầu khí, tài chính ngân hàng… và trong các lĩnh vực nghiên cứu KH như Toán, Vật lý… Ngoài khả năng chuyên môn, đó là những người đủ khả năng làm việc tốt trong các môi trường QT, đa văn hóa. Đó là một lợi thế rất lớn.
Nguyễn Trần Thuật, cựu SV khóa X. 2000, đang hoàn thành luận án TS trong lĩnh vực công nghệ vật liệu nano:
Phát triển hợp tác giữa các CT vừa và nhỏ
Buổi nói chuyện và trao đổi của Thủ tướng tại Trường Polytechnique đặt ra khá nhiều chủ đề liên quan đến nền KT và quan hệ đối ngoại của VN. Thủ tướng đã trả lời câu hỏi về vấn đề mở cửa thị trường vốn và quan hệ giữa các CT, TĐ tư nhân và nhà nước. Đồng thời, cho biết kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các CT hiện nay cũng như việc xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp VN và NN.
Trong hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước, ngoài việc ký kết các hợp đồng và biên bản ghi nhớ giữa các TĐ lớn, có nhiều CT quy mô vừa và nhỏ của Pháp đang tìm cơ hội làm ăn với VN. Họ khá năng động trong việc tiếp xúc với các CT, đối tác VN. Hoạt động của các CT này thường rất hiệu quả về thực tiễn và linh động trong triển khai nên người lao động VN có thể hòa nhập với môi trường làm việc này; đồng thời, là cơ hội để tiếp xúc, học hỏi và nắm bắt các phương pháp làm việc hiện đại.
HỒNG QUÂN ghi