Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu: Nên tập trung vào trách nhiệm của “tư lệnh” Theo dự kiến, phiên trả lời chất vấn Quốc hội của các thành viên Chính phủ sẽ diễn ra vào chiều thứ sáu, 16-11 với những nội dung chủ yếu xoay quanh những giải pháp khắc phục tình hình lũ lụt, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh… Ngày 14-11, bên lề kỳ họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã chia sẻ những quan điểm đối với kỳ chất vấn sắp tới. Phó Chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết: Tại diễn đàn Quốc hội, để trả lời chất vấn kỳ này, thời gian cũng hạn chế, mỗi bộ trưởng chỉ có tối đa 2 tiếng mà có rất nhiều vấn đề, rất nhiều câu hỏi đặt ra, tôi nghĩ, chỉ nên tập trung vào những vấn đề lớn thuộc tầm quản lý vĩ mô của bộ, ngành đó và trách nhiệm của người “tư lệnh” – bộ trưởng. - Ông quan tâm đến những vấn đề gì trong kỳ chất vấn sắp tới? Trong tập hợp ý kiến của cử tri và qua ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, chúng tôi đang rất quan tâm đến những vấn đề của nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Còn cá nhân tôi rất quan tâm đến mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm lợi ích của người nông dân, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo phát triển bền vững… - Báo cáo của Ban Dân nguyện cũng nêu rõ, rất khó giám sát những lời hứa của các Bộ trưởng. Vậy có nên ra một nghị quyết của Quốc hội sau chất vấn không, thưa ông? Đây là vấn đề đã được đặt ra từ những kỳ trước của Quốc hội, các đại biểu bao giờ cũng đưa ra những giải pháp, hứa trước Quốc hội, trước cử tri trong thời gian tới sẽ thực hiện những vấn đề đang đặt ra như thế nào. Nhưng có những việc, sau một thời gian bộ trưởng đó chưa làm xong, chưa đạt được yêu cầu 100% của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội. Tới đây, có những vấn đề, sau khi các Bộ trưởng trả lời chất vấn, Quốc hội phải có những biện pháp, có thể ra nghị quyết hoặc phải đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với bộ trưởng chứ không thể chất vấn để mà chất vấn, trả lời để mà trả lời. Chất vấn là phải có những ràng buộc. - Việc ra nghị quyết sau chất vấn đã bàn nhiều nhưng còn khó khăn gì mà chưa đưa ra thực hiện được? Việc chưa làm được có những lý do của nó. Những vấn đề đó, Quốc hội thấy rằng không thể ngày một, ngày hai bộ trưởng đó làm ngay được mà phụ thuộc vào cả cơ chế, chính sách, pháp luật. - Nhưng có những vấn đề mà các thành viên Chính phủ trả lời chưa thỏa đáng nên đại biểu muốn ra nghị quyết. Phải chăng, còn tư tưởng nể nang đối với các thành viên Chính phủ? Cũng có yếu tố, không phải là do nể nang mà từ trước đến giờ chúng ta chưa có thói quen, thông lệ là sau khi trả lời chất vấn thì ra nghị quyết. Có thể có những vấn đề đã được đưa vào nghị quyết chung của cả Quốc hội. - Cảm ơn ông. Anh Nhi (ghi) Kinh doanh xăng dầu Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh phát biểu như vậy với báo chí bên hành lang kỳ họp Quốc hội hôm qua, 14-11. - PV: Thưa Bộ trưởng, ngày 30-10, Văn phòng Chính phủ có khẳng định là các doanh nghiệp không tăng giá xăng từ nay đến cuối năm, sau đó trong một cuộc họp khác lại đưa ra giả thiết có thể tăng giá? Vấn đề đã được “chốt” chưa? Bộ trưởng VŨ VĂN NINH: Về nguyên tắc mà nói, Nhà nước không thể bao cấp. Xăng dầu đã tuyên bố không bù lỗ thì doanh nghiệp phải tìm cách bảo đảm bù trừ lỗ - lãi. Trong kinh doanh xăng dầu, chúng ta cũng phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chứ “ép” doanh nghiệp quá cũng không được. Tuy nhiên, đây là mặt hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế, nếu điều hành không tốt thì còn ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng trong nước. Vì giá những tháng cuối năm tăng hơi cao nên Nhà nước đang muốn giãn lộ trình điều chỉnh giá dầu, đồng thời dừng điều chỉnh giá xăng. Sau này, Nhà nước phải có cơ chế để cho doanh nghiệp được bù lỗ. Đến khi xét thấy có thể điều chỉnh được giá xăng thì phải điều chỉnh và cho lập quỹ để điều hòa. - Chủ trương của Bộ Tài chính là cho thành lập các quỹ bình ổn giá xăng tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu? Đúng, đó là đề xuất của Bộ Tài chính. Trong sản xuất kinh doanh nó có những rủi ro, lúc được, lúc mất. Các doanh nghiệp lập quỹ để lúc giá lên có khoản để dành, lúc giá xuống không điều chỉnh ngay được (vì điện, nước, sản xuất trong nước bị ảnh hưởng rất lớn bởùi giá xăng dầu) cũng không thua thiệt lớn. Ở các nước có lộ trình giá xăng dầu hàng quý, nếu ổn định hơn thì 6 tháng một lần hoặc một năm một lần. Mình cũng nên có lộ trình đó để cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động, các thành phần kinh tế khác và Nhà nước cũng chủ động trong điều hành. - Các doanh nghiệp có ủng hộ phương án này? Tôi tin là doanh nghiệp sẽ ủng hộ. - Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về tăng giá điện và tăng giá than (theo kế hoạch lẽ ra giá than phải tăng rồi)? Hiện nay Chính phủ đang trình với Quốc hội. Than thì hiện chỉ bù cho một số đơn vị tiêu thụ lớn thôi, lẽ ra cuối năm 2007 và đầu 2008 cũng chấm dứt chế độ hai giá nhưng trước tình hình giá cả biến động mạnh nên phải giãn lộ trình. Nước nào cũng thế, có những trường hợp đặc biệt Nhà nước phải can thiệp về giá. Pháp lệnh giá cũng đã quy định rõ điều này. Phương Anh (ghi) |
