Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của VN:

PNTR - niềm tin cho doanh nghiệp cả hai bên

Lê Quốc Ân
PNTR - niềm tin cho doanh nghiệp cả hai bên

PNTR - niềm tin cho doanh nghiệp cả hai bên ảnh 1

Tổng thống Mỹ G.W. Bush vừa ký ban hành đạo luật cả gói H.R 6111, trong đó có Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Như vậy, vào ngày 11-1-2007, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), được đối xử bình đẳng với tất cả thành viên còn lại của WTO. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Thương mại LƯƠNG VĂN TỰ, Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam xung quanh những chuyển biến mới này.

- Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, ông có bình luận gì về sự kiện Hoa Kỳ chính thức phê chuẩn luật về PNTR với Việt Nam?

° Ông LƯƠNG VĂN TỰ:
Với việc PNTR chính thức trở thành luật, tất cả hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được đối xử bình đẳng theo các quy định và luật lệ của WTO. Việc quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-Hoa Kỳ bình thường hoàn toàn sẽ tạo cơ sở ổn định và niềm tin cho doanh nghiệp cả hai bên làm ăn lâu dài.

Đặc biệt, khi có PNTR, các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi xuất khẩu hoặc đầu tư sang Việt Nam sẽ được quỹ OPIC (Quỹ Đầu tư tư nhân hải ngoại) và Quỹ bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Eximbank hỗ trợ nhiều hơn, như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng là những đối tượng hưởng lợi từ OPIC và Eximbank một cách gián tiếp. Khi đó, quan hệ đầu tư của các nhà đầu tư lớn, xuất khẩu của Hoa Kỳ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Thứ trưởng dự báo như thế nào về triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2007, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO?

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam:

Không ngừng lo lắng
về các rào cản thương mại

Ngành dệt may rất vui mừng vì sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cơ hội rất lớn nhưng chúng tôi cũng không ngừng lo lắng. Lo lắng về cạnh tranh cũng có, nhưng nhiều nhất là lo lắng về các rào cản thương mại mà các nước nhập khẩu lớn thường dựng lên.

Việc Hoa Kỳ thông qua PNTR với Việt Nam là một tin mừng. Nhưng cũng chính thời điểm này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng khởi động chương trình giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam và điều này đã vi phạm ngay vào nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử của WTO.

° Trong năm 2007, triển vọng đầu tư cũng như thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tăng đáng kể. Năm 2006, thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đã đạt 9 tỷ USD và dự báo năm 2007 sẽ tăng lên 10 tỷ USD.

Còn các khoản đầu tư cũng đang tiếp tục tăng lên. Đặc biệt, các dự án đầu tư của các công ty đa quốc gia đã bắt đầu vào Việt Nam. Theo thống kê của WTO, trên thế giới có khoảng 70.000 công ty đa quốc gia, chiếm 1/3 thương mại toàn cầu.

Các nước đều muốn các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước mình, vì họ có công nghệ, vốn, thị trường toàn cầu. Nơi nào có lợi thế hơn, họ sẽ đầu tư vào và xuất khẩu đi các nước khác ở khu vực.

- Tiếp theo việc kết thúc đàm phán song phương về việc gia nhập WTO, bây giờ là PNTR của Hoa Kỳ với Việt Nam, Thứ trưởng có nhận xét gì về quá trình đàm phán với đối tác Hoa Kỳ?

° Kết thúc đàm phán với Hoa Kỳ, có người nói chưa hài lòng, có người nói được nhiều, có người nói được ít. Chúng tôi thống nhất đây là đàm phán mà hai bên đều giành thắng lợi.

Trên thực tế, các nhà đàm phán luôn như thể “no bụng, đói con mắt”, thường đòi những điều kiện cam kết rất cao, nhưng doanh nhân không cần cái đó. Doanh nhân miễn là có lợi thì làm, nên cam kết có cao mấy mà không có lợi thì không làm. Đó là sự khác nhau giữa nhà đàm phán và doanh nhân.

Bây giờ chúng ta đã có PNTR, như vậy, Việt Nam mới được hưởng thuế phổ thông, chưa được hưởng thuế ưu đãi tối huệ quốc (GST). Hiện Hoa Kỳ mới dành cho 72-74 nước được hưởng GST mà chưa có Việt Nam, nên sau PNTR, chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề này.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng.

ĐINH LAN

Eximbank cung cấp các khoản tài chính trung và dài hạn với một số điều kiện. Mức vay tối thiểu cho một dự án là 5.000 USD và không quá 40% tổng giá trị tài sản mua. Thời hạn chi trả có thể kéo dài 5 - 10 năm. Mới đây, Eximbank đã cung cấp bảo lãnh tín dụng cho Vietnam Airlines mua 4 máy bay Boeing với tổng giá trị gần 700 triệu USD. Đây cũng là khoản bảo lãnh tín dụng đầu tiên của Mỹ tại VN. Eximbank đang có kế hoạch đầu tư mở 4 chi nhánh tại VN với tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại VN.

Với OPIC, DN Việt Nam có thể nhận được khoản hỗ trợ tài chính gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư do tổ chức này tài trợ. Theo số liệu năm 2005, khoản quỹ đầu tư gián tiếp của OPIC tại Việt Nam và một số nước ASEAN vào khoảng 425 triệu USD. Các lĩnh vực ưu tiên tại VN của OPIC là viễn thông, dịch vụ tài chính, khai thác mỏ, vận tải, nông nghiệp, du lịch... Đặc biệt, OPIC có một chương trình hỗ trợ DN nước ngoài mua lại quyền thương mại (Franchise) từ một DN Hoa Kỳ với mức trợ giúp tối đa 4 triệu USD.

Tin cùng chuyên mục