Quận huyện quản lý người nghiện: Phát huy hiệu quả

Với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, 24 quận, huyện TPHCM đang bắt đầu thực hiện các quy trình, thủ tục đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh, áp dụng biện pháp quản lý sau cai cũng như các vấn đề khác có liên quan đến đối tượng nghiện ma túy. Ghi nhận của PV Báo SGGP cho thấy, các quận, huyện tỏ ra rất lạc quan vì giờ đây có thể chủ động giải quyết nhanh chóng người nghiện ma túy.
Quận huyện quản lý người nghiện: Phát huy hiệu quả

Với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, 24 quận, huyện TPHCM đang bắt đầu thực hiện các quy trình, thủ tục đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh, áp dụng biện pháp quản lý sau cai cũng như các vấn đề khác có liên quan đến đối tượng nghiện ma túy. Ghi nhận của PV Báo SGGP cho thấy, các quận, huyện tỏ ra rất lạc quan vì giờ đây có thể chủ động giải quyết nhanh chóng người nghiện ma túy.

  • “Gỡ điểm” trước dân

Ông Lê Xuân Tâm, Trưởng phòng LĐTB-XH quận 10 cho biết, trước đây, khi phát hiện người nghiện ma túy, việc lập biên bản, hồ sơ trình TP ra quyết định đưa người vào các trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội (gọi tắt là trung tâm) thường phải mất 30 - 45 ngày. Vì thời gian chờ đợi để được đưa vào cơ sở chữa bệnh quá dài, nhiều hệ lụy phát sinh: người nghiện lang thang không nơi cư trú sau khi trốn lại xuất hiện mua bán ma túy, gây khó khăn cho công tác đấu tranh với tệ nạn này; người nghiện ở địa phương tiếp tục “lởn vởn” ở nhà gây bức xúc cho địa phương đồng thời gây ra những nghi kỵ trong dư luận... Trong khi đó, chính quyền địa phương không có điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe, theo dõi xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ người nghiện.

Học viên Trung tâm Thanh thiếu niên 2 châm nến trên bánh sinh nhật trong buổi mừng sinh nhật tập thể.

Học viên Trung tâm Thanh thiếu niên 2 châm nến trên bánh sinh nhật trong buổi mừng sinh nhật tập thể.

Giờ đây, được trao quyền, khoảng cách thời gian được rút ngắn, người nghiện được quận lập hồ sơ, ký duyệt gửi ngay vào Trung tâm Bình Triệu. Trong khi người nghiện lưu trú tạm thời 15 ngày ở Trung tâm Bình Triệu, họ được cắt cơn, tư vấn, tham vấn và chăm sóc sức khỏe tốt; quận – huyện cũng hoàn thành việc xác minh, phân loại và chủ động phân bổ họ đi các trung tâm khác hoặc về quản lý tại địa phương. Người nghiện được giải quyết kịp thời, người dân cũng không còn lo lắng, nghi ngờ nữa.

Tại quận 8, nơi là điểm “nóng” của tệ nạn và tội phạm ma túy của TP, ông Nguyễn Thành Chung, Chủ tịch UBND quận 8 hồ hởi cho biết, trước đây các phường rất mệt mỏi với việc xử lý người nghiện và… xử lý hoài không hết.

Từ tháng 6-2009, TP cho quận một cơ chế riêng, song chỉ giới hạn được phép gửi thẳng (đầu vào) người nghiện lang thang, ở các tỉnh, thành khác đến quận tìm mua ma túy đến Trung tâm Bình Triệu. Giờ đây, các quận, huyện được thực hiện “trọn gói” thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến người nghiện, từ “đầu vào” tạm thời là trung tâm Bình Triệu sau đó tiếp tục chủ động phân bổ người nghiện đi các trung tâm khác và cuối cùng là “đầu ra” – áp dụng biện pháp sau cai nghiện phù hợp. Quận đã nỗ lực rất lớn, coi đây là cơ hội để nhanh chóng giảm nguồn “cầu” ma túy, hạn chế tình trạng mua bán ma túy công khai.

Từ tháng 9-2009 đến nay, quận đã đưa 1.700 người nghiện vào các cơ sở chữa bệnh và số lượng người nghiện được tập trung theo xu hướng giảm dần hàng năm. Thời gian lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh được rút ngắn xuống còn khoảng 1 tuần. Người nghiện được xử lý nhanh chóng, triệt để. Riêng phường 14, năm 2008, bắt 116 vụ mua bán, tàng trữ ma túy, lập hồ sơ xử lý 1.244 người nghiện thì tới năm 2010, 2011, số án ma túy chỉ còn khoảng 20 vụ/năm và người nghiện ma túy chỉ còn hơn 300 người/năm.

  • Cần hỗ trợ thêm

Một khó khăn mà các quận, huyện đang gặp phải là việc phát hiện xử lý người xài hàng “đá”. Trung tá Nguyễn Việt Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng chống ma túy Công an quận 8, cho biết, chơi hàng “đá” đang là xu hướng trong dân chơi ma túy hiện nay.

Tại quận 8, người dùng ma túy tổng hợp chiếm khoảng 20% tổng số người nghiện được tập trung. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện người nghiện xài ma túy tổng hợp lại khó và chi phí cao hơn việc phát hiện người nghiện hút, chích khác (chi phí mua que thử ma túy tổng hợp gấp 10 lần so với việc kiểm tra ma túy bình thường).

Chủ tịch UBND quận 8 Nguyễn Thành Chung đề xuất, TP cần xây dựng quy chế hợp tác giữa Công an – Sở LĐTB-XH và các quận huyện để địa phương thuận lợi trong công tác xác minh, phân loại người nghiện ma túy. Trong 1.700 người nghiện được tập trung trên địa bàn quận thời gian qua, có đến hơn 1.000 người thuộc diện lang thang, từ nơi khác đến. Mỗi lần đi xác minh số người thuộc diện này, cán bộ quận phải xin được chữ ký của Ban Giám đốc Công an TPHCM mới có cơ sở yêu cầu địa phương khác hỗ trợ xác minh, xác nhận, rất mất thời gian. Nếu có một quy chế chung giữa các đơn vị liên quan, cán bộ cấp dưới cứ thế mà làm thì có thể rút ngắn hơn nữa thời gian hoàn thiện hồ sơ gửi người vào cơ sở chữa bệnh.

ĐƯỜNG LOAN

Tin cùng chuyên mục