Thái độ kiên quyết này cho thấy, Bộ GTVT đã không thể trì hoãn thêm việc buộc các chủ đầu tư phải minh bạch thu phí tại các trạm BOT. Bởi, theo các chuyên gia, chỉ có minh bạch, trong đó có minh bạch thu phí, thì những bức xúc xung quanh vấn đề thu phí BOT hiện nay mới có thể giải quyết được căn cơ.
Tính ưu việt của việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng đã được khẳng định ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai áp dụng công nghệ thu phí không dừng trên quốc lộ (QL) 1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh từ cuối năm 2015. Theo đó, công nghệ này sẽ giúp thời gian xe thông qua trạm nhanh hơn, giảm ùn tắc, không phải in vé, và đặc biệt là sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý minh bạch thu phí BOT. Bộ GTVT đã đặt ra lộ trình là đến 30-4-2017 tất cả 28 nhà đầu tư BOT trên QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh phải hoàn thành ký hợp đồng dịch vụ thu phí không dừng và 30-6-2017 phải vận hành thử nghiệm tại các trạm thu phí, phấn đấu đến hết năm 2017 phải hoàn thành xong việc lắp đặt ít nhất mỗi trạm 1-2 làn thu phí không dừng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai dự án thu phí không dừng diễn ra rất ì ạch. Các chủ đầu tư luôn tìm đủ mọi cách để chây ì không triển khai, thậm chí có chủ đầu tư đã lắp đặt rồi nhưng vẫn tìm cách trì hoãn việc áp dụng. Lý do là các nhà đầu tư BOT không muốn công khai minh bạch trong nguồn thu, bởi qua thanh tra, kiểm soát mới thấy nhiều trạm thu phí thời gian vừa qua có rất nhiều sai sót. Hầu hết các trạm thu phí trong những ngày bị giám sát đều có mức thu tăng lên so với những ngày trước đó, ví dụ dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ có mức chênh lệch lên tới trên dưới 100 triệu đồng/ngày. Chính những thông tin này càng làm cho những bức xúc tại các trạm thu phí BOT tăng mạnh. Với việc bất minh trong thu phí, người dân hoàn toàn có quyền nghi ngờ về mức thu phí quá cao, thời gian thu phí quá dài tại nhiều dự án BOT.
Sau rất nhiều cuộc họp, rất nhiều giải pháp mạnh được đưa ra, kể cả việc “dọa” sẽ ngừng thu phí nếu dự án không thực hiện thu phí không dừng theo tiến độ, đến nay, việc triển khai thu phí không dừng ở các dự án cũng còn xa so với mục tiêu. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện đang có 88 trạm thu phí. Kể cả trạm BOT cầu Đồng Nai vừa hoàn thành, đến nay cũng mới có 17/28 trạm thu phí thuộc dự án cải tạo QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh vận hành thương mại thu phí không dừng. Trước tiến độ này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đặt ra mục tiêu cụ thể là: 11 trạm còn lại của dự án cải tạo QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh sẽ phải hoàn thành việc lắp đặt thu phí không dừng vào tháng 3-2018. Ngay sau đó, việc triển khai lắp đặt trạm thu phí không dừng sẽ được mở rộng ra tất cả các trạm khác trên cả nước và hoàn thành vào năm 2019. Để đẩy nhanh quá trình này, Bộ trưởng GTVT đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng tìm cách tháo gỡ mọi khó khăn cho các nhà đầu tư. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc thực hiện Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí không dừng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cần khẩn trương hoàn thành việc đàm phán, ký hợp đồng với các chủ đầu tư để tiến hành lắp đặt thiết bị, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để việc thu phí được suôn sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, việc triển khai thu phí không dừng là chủ trương bắt buộc phải thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng tới sự hài lòng và thuận lợi cho người tham giao giao thông, đảm bảo minh bạch trong quá trình thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào mức thu thực tế, chính xác của các dự án BOT để điều chỉnh thời gian thu phí, đảm bảo hài hòa quyền lợi cho người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Để người dân tin tưởng vào tính công khai, minh bạch của thu phí BOT, các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ triển khai. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền để người dân chủ động hợp tác dán thẻ E-tag giúp việc triển khai thu phí không dừng đạt hiệu quả. Bộ trưởng cũng khẳng định, trong thời gian tới, mỗi tháng sẽ họp 2 lần với các bên liên quan về thu phí không dừng để kiểm soát xem khó khăn ở đâu, tháo gỡ thế nào và đảm bảo tiến độ đề ra.
Tính ưu việt của việc áp dụng công nghệ thu phí không dừng đã được khẳng định ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai áp dụng công nghệ thu phí không dừng trên quốc lộ (QL) 1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh từ cuối năm 2015. Theo đó, công nghệ này sẽ giúp thời gian xe thông qua trạm nhanh hơn, giảm ùn tắc, không phải in vé, và đặc biệt là sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý minh bạch thu phí BOT. Bộ GTVT đã đặt ra lộ trình là đến 30-4-2017 tất cả 28 nhà đầu tư BOT trên QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh phải hoàn thành ký hợp đồng dịch vụ thu phí không dừng và 30-6-2017 phải vận hành thử nghiệm tại các trạm thu phí, phấn đấu đến hết năm 2017 phải hoàn thành xong việc lắp đặt ít nhất mỗi trạm 1-2 làn thu phí không dừng.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai dự án thu phí không dừng diễn ra rất ì ạch. Các chủ đầu tư luôn tìm đủ mọi cách để chây ì không triển khai, thậm chí có chủ đầu tư đã lắp đặt rồi nhưng vẫn tìm cách trì hoãn việc áp dụng. Lý do là các nhà đầu tư BOT không muốn công khai minh bạch trong nguồn thu, bởi qua thanh tra, kiểm soát mới thấy nhiều trạm thu phí thời gian vừa qua có rất nhiều sai sót. Hầu hết các trạm thu phí trong những ngày bị giám sát đều có mức thu tăng lên so với những ngày trước đó, ví dụ dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ có mức chênh lệch lên tới trên dưới 100 triệu đồng/ngày. Chính những thông tin này càng làm cho những bức xúc tại các trạm thu phí BOT tăng mạnh. Với việc bất minh trong thu phí, người dân hoàn toàn có quyền nghi ngờ về mức thu phí quá cao, thời gian thu phí quá dài tại nhiều dự án BOT.
Sau rất nhiều cuộc họp, rất nhiều giải pháp mạnh được đưa ra, kể cả việc “dọa” sẽ ngừng thu phí nếu dự án không thực hiện thu phí không dừng theo tiến độ, đến nay, việc triển khai thu phí không dừng ở các dự án cũng còn xa so với mục tiêu. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện đang có 88 trạm thu phí. Kể cả trạm BOT cầu Đồng Nai vừa hoàn thành, đến nay cũng mới có 17/28 trạm thu phí thuộc dự án cải tạo QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh vận hành thương mại thu phí không dừng. Trước tiến độ này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã đặt ra mục tiêu cụ thể là: 11 trạm còn lại của dự án cải tạo QL1 và nâng cấp đường Hồ Chí Minh sẽ phải hoàn thành việc lắp đặt thu phí không dừng vào tháng 3-2018. Ngay sau đó, việc triển khai lắp đặt trạm thu phí không dừng sẽ được mở rộng ra tất cả các trạm khác trên cả nước và hoàn thành vào năm 2019. Để đẩy nhanh quá trình này, Bộ trưởng GTVT đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng tìm cách tháo gỡ mọi khó khăn cho các nhà đầu tư. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị trong việc thực hiện Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí không dừng. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cần khẩn trương hoàn thành việc đàm phán, ký hợp đồng với các chủ đầu tư để tiến hành lắp đặt thiết bị, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để việc thu phí được suôn sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, việc triển khai thu phí không dừng là chủ trương bắt buộc phải thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội, hướng tới sự hài lòng và thuận lợi cho người tham giao giao thông, đảm bảo minh bạch trong quá trình thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào mức thu thực tế, chính xác của các dự án BOT để điều chỉnh thời gian thu phí, đảm bảo hài hòa quyền lợi cho người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Để người dân tin tưởng vào tính công khai, minh bạch của thu phí BOT, các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ triển khai. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền để người dân chủ động hợp tác dán thẻ E-tag giúp việc triển khai thu phí không dừng đạt hiệu quả. Bộ trưởng cũng khẳng định, trong thời gian tới, mỗi tháng sẽ họp 2 lần với các bên liên quan về thu phí không dừng để kiểm soát xem khó khăn ở đâu, tháo gỡ thế nào và đảm bảo tiến độ đề ra.