Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rác

Lâu nay, bắp, mía đường được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nhiên liệu sinh học, nhất là ethanol. Vì thế, việc tận dụng ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp để canh tác các loại cây này đang góp phần gây ra nguy cơ khan hiếm lương thực. Nhiều công ty đã tìm cách chuyển sang dùng tảo và các loại cây ra hoa hoặc rác nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học thay cho bắp, mía đường.

Lâu nay, bắp, mía đường được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất nhiên liệu sinh học, nhất là ethanol. Vì thế, việc tận dụng ngày càng nhiều diện tích đất nông nghiệp để canh tác các loại cây này đang góp phần gây ra nguy cơ khan hiếm lương thực. Nhiều công ty đã tìm cách chuyển sang dùng tảo và các loại cây ra hoa hoặc rác nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học thay cho bắp, mía đường.

Theo hãng tin AP, Phó Giáo sư Masayuki Onodera, chuyên ngành hóa và công nghệ sinh học ứng dụng ở Viện Công nghệ Nigata (Nhật Bản) cho biết, thử nghiệm bước đầu của ông cho thấy sử dụng sữa hư có thể cho ra khí sinh học (biogas) với thể tích cao gấp 8 lần bình thường, trong đó 50% là nhiên liệu hydro.

Tại Đại học California (Mỹ), các nhà nghiên cứu nhắm đến việc tạo ra nhiên liệu sinh học như methane và hydro từ thực phẩm thừa của các nhà hàng.

Ruihong Zhang, giáo sư sinh học và kỹ thuật nông nghiệp của trường cho biết mỗi ngày, lò phản ứng sinh học có thể xử lý 3-8 tấn rác hữu cơ, đủ cung cấp năng lượng cho 80 hộ gia đình. Ban đầu, vi khuẩn sẽ phân hủy rác thành hỗn hợp gồm acid và nước. Lượng acid này sau đó được chuyển hóa thành biogas cũng bằng cách sử dụng vi khuẩn.

Trong khi đó, Đại học Birmingham ở Anh đang triển khai quy trình xử lý nước thải ở cấp độ công nghiệp với hệ thống Biowaste2energy (BW2E), qua đó có thể sản xuất nhiên liệu hydro.

H.Nhi

Tin cùng chuyên mục