SGGP Đầu Tư Tài Chính (10-2-2014)

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN:

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN: Trước viễn cảnh cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thiết lập, 10 nước ASEAN sẽ hình thành một thị trường thống nhất và Việt Nam đang tích cực đàm phán để gia nhập Hiệp định Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó, việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật là động lực cần thiết để nâng cao hiệu quả và sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

* TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình, năm 2014 ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung nhiều nguồn lực để quyết liệt xử lý nợ xấu. Trong khi đó, thông tin từ Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) cho biết năm nay sẽ mua khoảng 70.000-100.000 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt. Đáng chú ý là hoạt động của VAMC năm 2014 sẽ tập trung nhiều hơn cho việc xử lý nợ, chứ không chỉ đơn thuần là mua nợ.

* CHỨNG KHOÁN - ĐẦU TƯ: Rất nhiều tỷ phú trên sàn chứng khoán hiện nay (tầm 50-60 tuổi) đều tự khởi nghiệp và làm giàu, nên có thể xem đây là thế hệ tỷ phú đầu tiên. Nhưng trong vòng 5-10 năm tới, khi con cháu của họ (hiện đang ở tầm 20-30 tuổi) chính thức tiếp quản cơ nghiệp, sẽ có một thế hệ tỷ phú thứ hai. Lúc này các gia đình tỷ phú sẽ gia tăng cả về số lượng, quy mô và tầm ảnh hưởng.

* NHÌN RA THẾ GIỚI: Cùng với sự bùng nổ của công nghiệp do thám và scandal gián điệp của Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), ngành công nghiệp bảo mật đang phát triển theo những xu hướng khác hẳn trước đây. Các công ty ở những nước phương Tây như Đức, Anh, Pháp lâu nay thường phòng ngừa Trung Quốc và Nga ăn trộm các bí mật của họ. Nhưng vụ bê bối của NSA đã chuyển sự chú ý của họ sang phương Tây, buộc họ phải lo lắng trước con mắt tò mò của Hoa Kỳ và nhanh chóng tăng cường các biện pháp an ninh.

Và nhiều chuyên mục khác...

Tin cùng chuyên mục