SGGP Đầu tư Tài chính ngày 1-12-2014

* CHỦ ĐIỂM-SỰ KIỆN: Ngay từ đầu năm 2014, đã có nhiều ý kiến lo ngại về tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái sẽ ảnh hướng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế dòng vốn ngoại vẫn đều đặn chảy vào bằng nhiều kênh đầu tư khác nhau.
 
* TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Siết cho vay chứng khoán theo Thông tư 36 thực chất không ảnh hưởng nhiều đến lượng giá trị ký quỹ trên thị trường chứng khoán, mà hoạt động cho vay đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu không thông qua công ty chứng khoán mới thực sự chịu tác động mạnh. Bên cạnh đó, đích ngắm của Thông tư 36 sẽ khiến hàng loạt ngân hàng đứng trước áp lực thoái vốn khỏi tổ chức tín dụng khác và siết việc đầu tư trái phiếu chính phủ của các ngân hàng thương mại.
 
* CHỨNG KHOÁN-ĐẦU TƯ: Chỉ còn hơn 1 tuần nữa công ty đạm thứ hai của Tập đoàn Dầu khí-Đạm Cà Mau sẽ chính thức IPO với giá khởi điểm chỉ 12.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá chưa đến 1/4 giá đấu thầu thành công của “người anh” trước đó là Đạm Phú Mỹ (TCT Phân bón-Hóa chất dầu khí- PVFCCo). Tuy vậy, bối cảnh thị trường hiện nay hoàn toàn khác so với cách đây 7 năm. Do đó, thành công của đợt IPO này đến đâu còn là một điều bí ẩn.
 
 * NHÌN RA THẾ GIỚI:
Nợ công đang tăng lên mức nguy hiểm ở Việt Nam và nhiều nước khác. Ước tính đến cuối năm 2015, nợ công nước ta sẽ ở mức 64% GDP, sắp chạm trần (65%). Trong khi đó, báo cáo Geneva của Trung tâm Nghiên cứu tiền tệ và ngân hàng quốc tế (ICMB), cho biết nợ công toàn thế giới không giảm bớt sau cuộc khủng hoảng, trái lại đang tăng và có nguy cơ tạo thành một cuộc khủng hoảng trong tương lai. Làm thế nào để tránh một cuộc khủng hoảng nợ công?
 
 Và nhiều chuyên mục khác...

Tin cùng chuyên mục