* CHỦ ĐIỂM-SỰ KIỆN: Giai đoạn 2006-2011, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ kéo theo việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại và công ty tài chính. Điều này làm gia tăng tình trạng sở hữu chéo và gây nguy cơ rủi ro cho thị trường tài chính. Tại cuộc hội thảo với chủ đề “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo: Thực trạng và giải pháp” do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia diễn ra hôm qua 31-7, nhiều chuyên gia cho rằng với thực trạng hiện nay, nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra những rủi ro khó lường.
* TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG: Theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế cũng như cơ quan chức năng của Việt Nam, với thói quen dùng tiền mặt và hoạt động thương mại đầu tư ngày càng gia tăng, Việt Nam dễ bị tội phạm rửa tiền tìm đến. Cho đến nay số vụ phạm tội rửa tiền được phát hiện rất ít. Thậm chí, nhiều vụ có dấu hiệu rửa tiền nhưng không bị truy tố mà chỉ bị xem xét “tội nguồn”, do tập quán tố tụng lâu nay ở Việt Nam.
* CHỨNG KHOÁN-ĐẦU TƯ: Việc CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) công bố lỗ gần 27 tỷ đồng trong quý II đã khiến không ít người phải ngạc nhiên. SMC là công ty phân phối, gia công chế biến các sản phẩm thép được đánh giá rất cao về sự ổn định trong hoạt động và khả năng vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Kể từ khi lên sàn vào năm 2006 cho đến trước quý II-2013, SMC chưa báo lỗ.
* NHÌN RA THẾ GIỚI: Đã 5 năm trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu bùng phát dữ dội vào tháng 9-2008, kinh tế thế giới hiện vẫn ở vào tình trạng hết sức bấp bênh. Những dữ liệu từ các nền kinh tế chủ chốt như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU vẫn yếu kém, trong khi các nước mới nổi chứng kiến suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.
Và nhiều chuyên mục khác...