SGGP Đầu Tư Tài Chính (Phát hành hôm nay 27-10-2014)

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN:

* CHỦ ĐIỂM - SỰ KIỆN: Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân, vẫn còn khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Nông nghiệp Việt Nam góp nguồn thu ngoại tệ lớn; góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, là động lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tất cả những điều này cho thấy sự cần thiết Nhà nước cần tập trung đột phá đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông).

* TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG: Để tháo gỡ tình trạng khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp tắc nguồn vốn trong khi tín dụng không tìm được đầu ra, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét khả năng cho vay đối với khách hàng không tài sản đảm bảo (cho vay tín chấp). Tuy nhiên, trên thực tế chủ trương này không dễ thực hiện.

* CHỨNG KHOÁN - ĐẦU TƯ: Việc các công ty chứng khoán tăng cường bơm margin trong khi thị trường chứng khoán diễn biến không mấy thuận lợi trong ngắn hạn gợi lên suy nghĩ cung (margin) đang vượt quá cầu (nhà đầu tư). Từ đây tạo nên áp lực trong việc tiêu thụ sản phẩm (margin) dành cho bên bán (công ty chứng khoán ) là rất rõ ràng. Nói rõ hơn là nguồn vốn đang rất dư thừa từ ngân hàng thông qua công ty chứng khoán sẵn sàng bơm cho nhà đầu tư.

* XÂY DỰNG - BẤT ĐỘNG SẢN: Trong bối cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển với tốc độ chóng mặt, việc ưu tiên phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị để đáp ứng mặt bằng cho phân khúc này là điều thích hợp. Tuy nhiên, đón đầu không có nghĩa là “tuyệt diệt” hệ thống chợ dân sinh để thay bằng trung tâm thương mại. Mặc dù chương trình cải tạo này đã tạm dừng, song tương lai của những ngôi chợ như Tân Bình, Thành Công… vẫn thực sự còn bỏ ngỏ.

Và nhiều chuyên mục khác...

Tin cùng chuyên mục