Tầm nhìn đi trước thời đại

* GS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:
Tầm nhìn đi trước thời đại

Tôi làm luận án tiến sĩ về hướng nghiệp năm 1973, bảo vệ xong ở Nga thì về nước ngay. Khi về nước, tôi đề xuất phải đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường, nhưng tại thời điểm đó, tôi chẳng được ai ủng hộ cả. Họ bảo, hướng nghiệp là cái gì? Ngay cả các GS giáo dục đầu ngành lúc đó cũng bảo “Nói hướng nghiệp khác gì kêu lên cháy, cháy, hết cháy thì thôi”. Tôi đã bị coi là người suy nghĩ không chín, đề xuất những vấn đề không cơ bản. Thậm chí có người còn chế “hướng nghiệp” thành “hướng nghiện”. Tôi đã không nhận được sự thông hiểu nào.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chiến trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chiến trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nhưng rồi tôi rất hạnh phúc vì sau đó, khoảng năm 1977-1978, tôi với tư cách là Viện phó Viện Khoa học giáo dục, khi đưa vấn đề đó sang báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp (lúc đó Đại tướng là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật), Đại tướng tán thành ngay. Đến đầu những năm 1980, Chính phủ ra quyết định đưa vấn đề hướng nghiệp vào nhà trường. Sau đó, phong trào hướng dẫn, dạy để học sinh có nghề ở trường phổ thông rất sôi nổi. Đó là kỷ niệm mà tôi nhớ suốt đời. Vì riêng việc Chính phủ ra quyết định đưa một vấn đề rất mới là hướng nghiệp vào nhà trường là đủ cho tôi cảm thấy sung sướng. Qua đó, cho thấy Đại tướng đã có cái nhìn chiến lược về giáo dục. Một lãnh đạo không có cái nhìn như vậy, họ sẽ không ủng hộ.

Nghị quyết cải cách giáo dục năm 1979 có dấu ấn sâu đậm của Đại tướng. Những vấn đề về giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục toàn diện được Đại tướng đề cập sâu sắc. Những lần họp về giáo dục, Đại tướng đều nhắc đi nhắc lại, kiên trì yêu cầu thực hiện. Đó là một phẩm chất không phải nhà lãnh đạo nào cũng có được. Trong đời hoạt động giáo dục của tôi, chưa có nhà lãnh đạo nào am hiểu về giáo dục như Đại tướng. Lợi thế của Đại tướng là giỏi ngoại ngữ, nên ông đọc được rất nhiều tài liệu về giáo dục thế giới. Và trên hết, bản thân ông là một nhà giáo, nên ông nhìn sự phát triển của giáo dục một cách toàn diện.

Sau này, Đại tướng chính là một trong những người sáng lập ra Hội Khuyến học Việt Nam và giữ cương vị Chủ tịch danh dự của hội suốt 17 năm qua kể từ ngày thành lập năm 1996. Mỗi lần đại hội khuyến học hay tổ chức tôn vinh dòng họ khuyến học, nếu mệt không dự được thì Đại tướng đều có thư gửi đại hội. Trên cơ sở bức thư dự thảo do tôi thay mặt Hội Khuyến học Việt Nam soạn, Đại tướng đều trực tiếp đọc và sửa. Qua đó tôi mới vỡ ra nhiều điều, dù bản thân tôi là một nhà chuyên môn về giáo dục. Đó là những quan điểm đã đúng thì phải hết sức kiên trì, không được lung lay. Ví như Đại tướng đã nói đến hướng nghiệp, xã hội học tập, học tập suốt đời thì Đại tướng không bao giờ buông vấn đề đó cả. Vấn đề đó được Đại tướng nhắc đi nhắc lại qua mấy lần đại hội khuyến học.

Có những vấn đề tôi đứng ở góc độ nhà chuyên môn nhưng không nhìn ra được. Chỉ đến tay Đại tướng, với tầm vóc một nhà chính trị, am hiểu sâu sắc giáo dục, Đại tướng đã chỉ ra cho chúng tôi nhiều điều. Ngay cả sau này, khi sức khỏe đã yếu, không thể trực tiếp sửa cho chúng tôi, Đại tướng vẫn yêu cầu thư ký đọc, sửa, rồi đích thân Đại tướng ký tên. Tôi đã từng xúc động khi nhìn những chữ ký có phần run run của Đại tướng. Đối với phong trào khuyến học của toàn dân, Đại tướng đã nỗ lực, đã quan tâm không mệt mỏi. Nếu Bác Hồ là tấm gương số 1 về suốt đời tự học thì Đại tướng là người học trò xuất sắc nhất của Bác về học tập suốt đời.

GS-TS PHẠM TẤT DONG

* GS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT:

Khi Đại tướng làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách công tác khoa học và giáo dục, Đại tướng đã ra Quyết định 126 CP về hướng nghiệp và sử dụng học sinh khi ra trường. Đây là một quyết định rất có ý nghĩa cho đến bây giờ.   Những quan điểm đổi mới giáo dục của Đại tướng đến nay vẫn được đánh giá là đi trước thời đại.

Sau này, chương trình đào tạo này trong nhà trường có phần lơ là. Bây giờ, Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục lại quay về vấn đề này. Chứng tỏ suy nghĩ của Đại tướng có tầm lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước, trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra phải sử dụng được.

PHAN THẢO ghi

Tin cùng chuyên mục