Tập trung xử lý việc sản xuất nón bảo hiểm dỏm

Mặc dù đã có thông tin lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi mô tô, xe máy không đội nón bảo hiểm (NBH) dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai đúng quy định, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn rất băn khoăn về tình trạng NBH dỏm đang tràn lan và việc sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng loại nón này sẽ bị xử lý như thế nào. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) về vấn đề này.
Tập trung xử lý việc sản xuất nón bảo hiểm dỏm

Mặc dù đã có thông tin lực lượng chức năng chỉ xử phạt người đi mô tô, xe máy không đội nón bảo hiểm (NBH) dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai đúng quy định, tuy nhiên, nhiều người dân vẫn còn rất băn khoăn về tình trạng NBH dỏm đang tràn lan và việc sản xuất, kinh doanh cũng như sử dụng loại nón này sẽ bị xử lý như thế nào. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) về vấn đề này.

Ông Khuất Việt Hùng

Ông Khuất Việt Hùng

- Phóng viên: Xin ông cho biết, vì sao lại có những hiểu lầm và những thông tin rất khác nhau về việc phạt hay không phạt người sử dụng NBH dỏm từ ngày 1-7 khiến cho Ủy ban ATGTQG phải có thông cáo báo chí nói lại về việc này?

>> Ông KHUẤT VIỆT HÙNG: Tôi khẳng định rằng, trong Nghị định 171 không nói gì đến xử phạt hàng nhái, hàng giả. Nghị định 171 chỉ quy định việc xử phạt đối với hành vi không dùng NBH dành cho người đi xe máy.

Nghị định chỉ nói xử phạt hành vi điều khiển mô tô, xe máy mà không đội NBH dành cho người đi mô tô, xe máy, còn thế nào là NBH cho người đi xe máy thì đã có quy định rất rõ ràng của các cơ quan chức năng. Đó là nón có đủ 3 lớp (vỏ - đệm hấp thụ xung động bên trong - quai), có ghi nhãn “NBH cho người đi mô tô, xe máy” và có dấu hợp quy CR. Nếu người dân nào thực hiện hành vi sai, cố tình mua bán và sử dụng nón không phải NBH dùng cho người đi ô tô, xe máy thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

- Nghĩa là sử dụng NBH không đủ các quy định trên sẽ vẫn bị xử phạt?

Việc phân biệt NBH thật hay dỏm không phải là việc của người dân hay lực lượng cảnh sát giao thông. Hiện lực lượng cảnh sát giao thông vẫn đang thực hiện việc nhắc nhở, cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân về việc sử dụng NBH đạt chuẩn để bảo vệ tính mạng bản thân. Việc xử lý vi phạm liên quan đến NBH là đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, chứ không phải là phạt ai, thu được bao nhiêu. Tôi cũng đề nghị các cơ quan truyền thông ủng hộ bằng việc tập trung tuyên truyền để người dân nắm rõ về quy định pháp luật và lợi ích của đội NBH cho người đi mô tô, xe máy, cung cấp thông tin để người dân nhận biết rõ, không mua, bán và sử dụng các loại nón không phải NBH cho người đi mô tô, xe máy.

- Nhưng mục tiêu an toàn cho người sử dụng bằng việc đội NBH đạt chuẩn sẽ khó đạt được nếu NBH không đạt chuẩn vẫn được bán tràn lan ngoài thị trường?

Xử lý hàng nhái, hàng dỏm là vấn đề thuộc quyền quản lý của Cục quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hóa (Bộ KH-CN), Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương). Từ tháng 6-2014, lực lượng chức năng của hai ngành trên tại các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất và kinh doanh NBH cho người đi mô tô và xe máy, tập trung xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nón giả, nón nhái, nón không phải NBH cho người đi mô tô, xe máy. Nếu ngăn chặn được NBH không đạt chuẩn trên thị trường thì việc người dân vô tình, thậm chí là cố tình sử dụng loại nón này cũng sẽ giảm.

- Cảm ơn ông!

BÍCH QUYÊN (thực hiện) 


Khó kiểm tra, xử lý nón bảo hiểm dỏm

Theo Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), sắp tới cơ quan này sẽ tổ chức tổng kết và bàn các giải pháp kiểm soát chất lượng nón bảo hiểm, coi đây là một trong những mặt hàng trọng tâm cần tập trung lực lượng kiểm tra, xử lý trong năm 2014.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, đến nay cơ quan này đã thu giữ gần 11.700 nón bảo hiểm nhập lậu, kém chất lượng, vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, dù thu giữ một số lượng lớn nón bảo hiểm nhập lậu, nhưng nhìn chung tình hình vi phạm vẫn chưa được xử lý triệt để. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thừa nhận, thủ đoạn làm nón bảo hiểm dỏm ngày càng tinh vi, phức tạp; việc phát hiện để ngăn chặn, xử lý trở nên khó khăn và mất thời gian. Các đối tượng thường chọn đặt cơ sở sản xuất và kho hàng ở các địa phương xa, vắng vẻ và hoạt động vào ban đêm nên khó phát hiện. Thậm chí, một số cơ sở sản xuất được cấp giấy có kiểm định nhưng vẫn sản xuất hàng giả. Lực lượng chức năng đã chuyển hồ sơ vi phạm sang cơ quan công an để xử lý.

QUANG MINH

Tin cùng chuyên mục