Tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm - Những ứng dụng hiệu quả

Theo nguồn thông tin tiếp cận được từ cơ sở dữ liệu Wipsglobal (WIPS), lượng sáng chế đăng ký về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc hiện có khoảng 10.525 sáng chế… Bà Phạm Thị Minh Phương, Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM (Sở KH-CN), cho biết như vậy tại hội thảo Tế bào gốc - tiềm năng và ứng dụng.

Theo nguồn thông tin tiếp cận được từ cơ sở dữ liệu Wipsglobal (WIPS), lượng sáng chế đăng ký về nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc hiện có khoảng 10.525 sáng chế… Bà Phạm Thị Minh Phương, Trung tâm Thông tin KH-CN TPHCM (Sở KH-CN), cho biết như vậy tại hội thảo Tế bào gốc - tiềm năng và ứng dụng.

Hiện có hơn 38 quốc gia nộp đơn đăng ký sáng chế về ứng dụng tế bào gốc trong y học. Trong đó, các quốc gia nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế nhất về vấn đề này gồm Mỹ (987 sáng chế), Hàn Quốc (138 sáng chế), Nhật Bản (108 sáng chế), Đức (65 sáng chế)…

Lịch sử về đăng ký sáng chế nghiên cứu tế bào gốc cho thấy, năm 1979 có sáng chế đăng ký về nghiên cứu kỹ thuật phân lập, nuôi cấy, nhân rộng tế bào gốc. Đến năm 1984, bắt đầu có sáng chế đăng ký về ứng dụng tế bào gốc trong y học. Sáng chế này đề cập tới việc ứng dụng tế bào gốc trong việc tạo máu hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu do tuổi già hoặc rối loạn chức năng tạo máu. Qua lịch sử phát triển, những năm thập niên 80, 90, đăng ký sáng chế về ứng dụng tế bào gốc trong y học chưa nhiều, chỉ 189 sáng chế (trung bình mỗi năm có khoảng 12 sáng chế đăng ký), nhưng đến giai đoạn 2000-2012, lượng sáng chế bắt đầu tăng cao với 2.886 sáng chế. Trung bình mỗi năm có khoảng 249 sáng chế đăng ký…

Bà Phạm Thị Minh Phương cho biết thêm, trên thế giới hiện có 4 hướng nghiên cứu về tế bào gốc. Đầu tiên nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm, chiếm tỷ lệ 87,57%. Kế đến nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong việc tạo ra các bộ phận nhân tạo đưa vào cơ thể con người, chiếm tỷ lệ 3,35%. Hướng nghiên cứu thứ ba gồm những nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc liên quan tới phẫu thuật, cấy ghép chiếm tỷ lệ 1,98%. Còn hướng nghiên cứu thứ tư thuộc về nghiên cứu các công cụ dụng cụ, phương pháp cho phẫu thuật, chẩn đoán liên quan tới tế bào gốc, chiếm tỷ lệ 1,82%.

Trong 4 hướng nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong sản xuất dược phẩm là hướng nghiên cứu có nhiều sáng chế nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình đăng ký sáng chế thuộc hướng nghiên cứu này có xu hướng giảm. Trong khi đó các hướng nghiên cứu còn lại, ứng dụng tế bào gốc trong phẫu thuật, chẩn đoán, bộ phận nhân tạo có nhiều biến động, song đang theo xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.

BÁ TÂN

Tin cùng chuyên mục