Thần tượng

Trong vài năm trở lại đây, đi đâu cũng nghe giới trẻ Việt Nam nhắc đến sao Hàn với tình yêu tuyệt đối. Không những thế, họ còn thể  hiện tình cảm với thần tượng của mình qua cách ăn mặc, cử chỉ, sinh hoạt hàng ngày. Thế nên, không có gì lạ khi tại Festival Việt Nam - Hàn Quốc mới đây (kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Hàn) có chuyện ban tổ chức một phen hú vía bởi sự hỗn loạn do các fan Việt gây ra.

Trong vài năm trở lại đây, đi đâu cũng nghe giới trẻ Việt Nam nhắc đến sao Hàn với tình yêu tuyệt đối. Không những thế, họ còn thể  hiện tình cảm với thần tượng của mình qua cách ăn mặc, cử chỉ, sinh hoạt hàng ngày. Thế nên, không có gì lạ khi tại Festival Việt Nam - Hàn Quốc mới đây (kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Hàn) có chuyện ban tổ chức một phen hú vía bởi sự hỗn loạn do các fan Việt gây ra.

Các bạn trẻ mang theo đồ ăn, thức uống đến sân vận động chờ đợi từ sáng. Bóng dáng ngôi sao chưa kịp thấy trên sân khấu, dưới sân cỏ, nhiều em đã khóc thét, chen lấn xô đẩy, kêu gào tên thần tượng và mang theo bóng bay, poster, băng rôn cổ vũ…

Từ những câu chuyện hâm mộ cuồng của các bạn trẻ, chợt nhớ đến chuyện của một người Việt trẻ ở nước ngoài kể tại trại hè Việt Nam 2010. Năm học lớp 11, cô chạm phải một câu hỏi mà bất cứ người trẻ nào cũng tự hỏi mình một lần trong đời: “Tôi có thần tượng hay không?”. Nguyên nhân đưa đến câu hỏi đó là vì thầy giáo yêu cầu viết bài nghiên cứu về một khoa học gia hoặc một danh nhân nào đó. Viết bài nghiên cứu theo lối trung học thì không khó lắm, chỉ tốn thời giờ lục sách trong thư viện và chép lại vài đoạn về tiểu sử và thành quả của một bác học nào đó là xong.

Thế nhưng điều đó đã làm cô điên đầu vì vốn sinh trưởng tại nước ngoài và bố mẹ cô cũng xa quê hương từ khi còn bé nên vốn khiến thức về quê hương đất nước rất ít ỏi (ngoại trừ những thông tin về chiến tranh). Đem điều đó ra phân trần, thầy cũng thông cảm và nói cô có thể chọn nhà bác học gốc Á Đông thay thế. Tuy được điểm A nhưng bài khóa luận năm nào vẫn còn ám ảnh cô.

Tuy vậy, cũng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho các bạn trẻ là mất gốc, hướng ngoại. Bên cạnh sự xâm lấn của phim ảnh, âm nhạc và cả văn hóa ngoại quốc vào giới trẻ Việt Nam, thì chính chúng ta chưa xây được cho giới trẻ những hình tượng thanh niên mẫu mực đủ để giới trẻ kính phục.

Trong khi đó, việc định hướng từ cách nghĩ, cách làm, cách tiếp cận văn hóa của giới trẻ lại bị thả nổi. Cần lắm sự dạy bảo và định hướng từ trong chính gia đình về cách yêu, cách thể hiện tình yêu.

SƠN TRÀ

Tin cùng chuyên mục